Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,099,139
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

CS/17/06-01

2019-60-0145/KQNC

Nghiên cứu mô hình đánh dấu đa điểm trong mỏ dầu bằng chất chỉ thị tự nhiên phân bố

Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp

Bộ Khoa học và Công nghệ

Cơ sở

CN. Lê Văn Sơn

CN. Huỳnh Thị Thu Hương, KS. Nguyễn Hữu Quang, ThS. Lê Thanh Tài, CN. Lê Thị Thanh Tâm, CN. Tô Bá Cường, KS. Bùi Trọng Duy

Kỹ thuật cơ khí và chế tạo thiết bị khai khoáng

01/01/2017

01/12/2017

2019

Lâm Đồng

73 tr.

Trình bày phương pháp sử dụng các chất hữu cơ tồn tại sẵn trong dầu thô như chất chỉ thị tự nhiên - Natural Partitioning Interwell Tracers (NPITs) – được áp dụng nhằm tính toán độ bão hòa dầu cũng như tỷ phần đóng góp lưu lượng của các giếng bơm trong trường hợp nhiều giếng bơm đóng góp vào quá trình thu hồi dầu của một giếng khai thác trong mỏ đồng nhất một lớp. Nguyên lý phương pháp dựa trên sự vận chuyển của các chất NPITs từ pha dầu vào pha nước trong quá trình bơm ép. Phương pháp được khảo sát trên mô hình số sử dụng phần mềm UTCHEM và trên mô hình vật lý. Kết quả tính toán tỷ phần đóng góp lưu lượng của các giếng bơm trên mô hình số cho thấy sai lệch so với giá trị của mô hình trong khoảng từ 1% đến 2%. Trong khi đó, độ bão hòa dầu tính toán từ số liệu mô phỏng cho sai lệch tương đối dưới 20% trong khoảng từ 0 đến 2 PV. Thí nghiệm trên mô hình vật lý với hai nguồn bơm xác định được giá trị độ bão hòa dầu là giá trị chung đại diện cho toàn vùng quét, tuy nhiên đã không xác định được tỷ phần đóng góp trong trường hợp lưu lượng thấm của hai vùng quét xấp xỉ nhau. Kết quả có thể áp dụng phương pháp sử dụng các chất hữu cơ tồn tại sẵn trong dầu thô như chất chỉ thị tự nhiên - Natural Partitioning Interwell Tracers (NPITs) – để tính toán độ bão hòa dầu cũng như tỷ phần đóng góp lưu lượng của các giếng bơm trong trường hợp nhiều giếng bơm đóng góp vào quá trình thu hồi dầu của một giếng khai thác. 

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

15705