
- Phát triển ứng dụng di động phục vụ ôn tập và luyện thi trắc nghiệm ngoại ngữ - Tin học tại trường Đại học Phạm Văn Đồng
- Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tham mưu giúp cấp ủy các cấp trong Đảng bộ tỉnh lãnh đạo chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng
- Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc và thủy sản ở Hưng Yên
- Mô hình nhà trường tự chủ chất lượng cao ở Hà Nội trong thời kỳ hội nhập quốc tế
- Nghiên cứu hiệu ứng tự đốt nóng và biến tính bề mặt dây nano ôxit kim loại bán dãn nhằm ứng dụng cho cảm biến khí
- Xác định tỉ lệ thất bại bỏ cuộc và nhu cầu sử dụng của các loại vòng tránh thai ở Việt Nam (1995-2000)
- Báo cáo kết quả điều tra tài nguyên rừng tỉnh Quảng Ninh Thanh Hoá Nghệ Tĩnh Bình Trị Thiên Quảng Nam - Đà Nẵng
- Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ sở thực tiễn để hoàn thiện chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với Bộ ngành
- Nghiên cứu đề xuất biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với loại hình dịch vụ thức ăn đường phố
- Xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thủy sản đạt giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích tại khu vực đất chuyển đổi ven sông Kinh Môn – huyện Kinh Môn



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
05/KQNC-TTKHCN
Nghiên cứu nguồn dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long hướng tác dụng khả năng chống oxy hóa trên in vitro và in vivo
Viện Công nghệ Hóa Học
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Tỉnh/ Thành phố
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hạnh
ThS. Phùng Văn Trung; ThS. Phan Nhật Minh; ThS. Bùi Trọng Đạt; TS. Mai Đình Trị; TS. Lê Tiến Dũng; ThS. Ngô Quốc Luân; ThS. Nguyễn Tấn Phát; KS. Võ Thị Bé; PGS.TS. Võ Thị Bạch Huệ; PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hương;
Khoa học nông nghiệp
01/10/2011
01/09/2013
2014
Cần Thơ
222
Đề tài đã xác định tên khoa học của 25 cây thực vật và vi phẩu 3 cây: Cỏ mực, Rau đắng đất và Rau đắng biển. Xác định hoạt tính chống oxy hóa theo phương pháp DPPH, cho thấy có 12 mẫu cao chiết cồn và 9 mẫu cao chiết nước có % ức chế tại nồng độ 100 µg/mL trên 70%, và curcumin có % ức chế cao nhất là 90,88%. Đồng thời, các cao chôm chôm, cỏ mực, kim tiền thảo, diệp hạ châu, măng cụt, nghệ, ô môi, rau đắng biển và sen có SC50 <20 µg/mL. Định tính sơ bộ thành phần hóa học của các cao chiết bằng phương pháp hóa học và sắc ký bản mỏng. Cô lập và xác định cấu trúc của 10 hợp chất trong các cao chiết: isoquercitrin, epicatechin, quercitrin, zerumbon, α-mangostin, vitexin-2″-O-β- D-glucopyranosid, isovitexin, nuciferin, wedelolacton và kaempferol 7- O - α -L-rhamnopyranosid.
Hoạt tính kháng oxy hóa trên chuột theo phương pháp MDA cho thấy: các mẫu cao kim tiền thảo (DS), bần (SC), rễ ô môi (CGR), râu mèo (OrS), vỏ trái măng cụt (GM), vỏ trái chôm chôm (NL), cỏ mực (EP) và lá sen (NNL) ở 2 liều thử tương đương với 10 g hay 20 g dược liệu có tác dụng bảo vệ gan trước tổn thương oxy hóa gây bởi cyclophosphamid nhưng không theo cơ chế làm tăng hàm lượng enzym chống oxy hóa nội sinh GSH trong gan chuột.
Phân tích định lượng chất đánh dấu theo phương pháp đo mật độ quang cho 5 loại cây: Móp gai, gừng gió, cỏ mực, diếp cá, sen.
Xây dựng quy trình định lượng chất đánh dấu theo phương pháp HPLC cho 5 loại cây: Móp gai, gừng gió, cỏ mực, diếp cá, sen.
Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho nguyên liệu và cao chiết cho 5 loại cây: Móp gai, gừng gió, cỏ mực, diếp cá, sen.
Trên cơ sở đó, thiết lập danh mục các cây có hoạt tính kháng oxy hóa mạnh và trung bình của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Cỏ mực; Rau đắng đất; Rau đắng biển; dược liệu; in vitro; in vivo
Trung tâm Thông tin KH&CN Cần Thơ
CTO-KQ2016-05/KQNC