Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,233,392
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTĐL.CN-02/18

2022-53-0824/NS-KQNC

Nghiên cứu phát triển chip sinh học đếm tế bào lympho T CD4+ để đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch sử dụng công nghệ nano và hệ vi lưu

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Đại học Quốc gia Hà Nội

Quốc gia

PGS. TS. Nguyễn Hoàng Nam

GS.TSKH. Nguyễn Hoàng Lương, PGS.TS. Trần Thị Hồng(1), TS. Lưu Mạnh Quỳnh, GS.TS. Chử Đức Trình, PGS.TS. Bùi Thanh Tùng, ThS. Nguyễn Minh Hiếu, PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Anh, TS. Phạm Thị Thu Hường, TS. Lê Thị Hội

Công nghệ sinh học liên quan đến thao tác với các tế bào, mô, cơ quan hay toàn bộ sinh vật; công nghệ tế bào gốc

01/01/2018

01/01/2022

2022

Hà Nội

271 Tr.

Đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch sử dụng công nghệ nano và chip vi lưu được đưa ra dựa trên nhu cầu thực tế về việc cần thiết phải có một thiết bị nhỏ gọn với giá thành không cao để có thể sử dụng đại trà đối với những người nghi nhiễm, bệnh nhân đang điều trị các bệnh về suy giảm miễn dịch. Một thiết bị như thế này hiện nay cũng chưa có trên thế giới và do đó có tiềm năng rất lớn trong khả năng thương mại hóa sau khi đưa vào thực tiễn. Đây là một đề tài mang tính liên ngành rất cao và là sự kết hợp chặt chẽ đầu tiên giữa các nhóm nghiên cứu mạnh thuộc các lĩnh vực vật lý, điện tử và y sinh học tại Việt Nam. Phương pháp đếm tế bào sử dụng chip vi lưu và hiệu ứng điện hiện cũng đang là một phương pháp mới, được phát triển để có thể đếm được từng tế bào. Các vật liệu nano đa chức năng nghiên cứu trong đề tài cũng là một hướng hiện đại của khoa học công nghệ nano trên thế giới; việc sử dụng hạt nano đa chức năng trong đề tài nhằm làm tăng hiệu quả gắn kết với kháng thể và tách lọc đặc hiệu để tăng tính chính xác của chip sinh học đếm tế bào T CD4+ cũng là một điểm mới, sáng tạo của đề tài. 

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

21054