liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Nghiên cứu phát triển và xây dựng mô hình địa du lịch tại tỉnh An Giang

Viện Địa lý tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh

UBND Tỉnh An Giang

Tỉnh/ Thành phố

TS. Lê Ngọc Thanh

ThS. Lưu Hải Tùng; TS. Nguyễn Siêu Nhân; ThS. Nguyễn Quang Dũng; CN. Nguyễn Phi Hùng; TS. Nguyễn Kim Hoàng; ThS. Phạm Đức Thiện; ThS. Nguyễn Thị Mỹ Linh.

Khoa học xã hội

01/01/2021

01/06/2023

2023

Thành phố Hồ Chí Minh

 An Giang là tỉnh có nhiều di tích văn hóa, lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia; có nhiều lễ hội văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh nổi tiếng với nhiều truyền thuyết, giai thoại huyền bí. An Giang đã và đang phát triển đa dạng các loại hình du lịch như du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa, du lịch tâm linh; gắn du lịch với vui chơi giải trí và mua sắm sản phẩm lưu niệm thủ công mỹ nghệ và ẩm thực. Bên cạnh đó, An Giang có đặc điểm địa chất và địa hình đặc sắc, đa dạng hơn so với các tỉnh khác ở miền Tây Nam bộ. Vì vậy, cần nghiên cứu phát triển và xây dựng mô hình ĐDL tỉnh An Giang nhằm góp phần phát triển du lịch bền vững. Phát triển và xây dựng mô hình ĐDL tỉnh An Giang là cấp thiết và hoàn toàn phù hợp với định hướng sản phẩm, tổ chức không gian và đào tạo nhân lực cho ngành du lịch trong “Quy hoạch tng thphát trin ngành du lịch An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm2030”, cũng như “Quy hoạch tnh An Giang thi k2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Đề tài đã kiểm kê và đánh giá giá trị 15 khu vực/điểm địa chất trên địa bàn tỉnh An Giang, trong đó có: - Bốn (04) khu vực/điểm địa chất đánh giá có giá trị ĐDL Cao gồm: Núi Cấm, Núi Sam, Ba Thê-Óc Eo và Rừng tràm Trà Sư; Bảy (07) khu vực/điểm địa chất có giá trị ĐDL Trung bình là Núi Dài Năm Giếng, Núi Dài Lớn, Núi Ké, Núi Sập, Búng Bình Thiên, Núi Cô Tô và Sông Vàm Nao và Bốn (04) khu vực/điểm địa chất có giá trị ĐDL Thấp là Núi Nước, Hồ Tà Pạ, Núi Sà Lôn và Núi Tượng.
Trên cơ sở kết quả đánh giá giá trị ĐDL, mô hình ĐDL điển hình gồm 04 khu vực/điểm địa chất được đánh giá giá trị Cao được đề xuất xây dựng, cụ thể là: Núi Sam: ĐDL – tâm linh, văn hóa; Núi Cấm: ĐDL – sinh thái, văn hóa, tâm linh; Óc Eo-Ba Thê: ĐDL – di sản văn hóa, sinh thái và Rừng tràm Trà Sư: ĐDL - sinh thái, nghiên cứu.
Tour ĐDL thử nghiệm cũng đã được thực hiện (Long Xuyên - Châu Đốc - Búng Bình Thiên - Tà Pạ - Óc Eo) được đánh giá khá hiệu quả. Từ kết quả trải nghiệm đó đề tài đã đề xuất 06 tuyến ĐDL khác lấy trọng tâm là 04 khu vực/điểm địa chất có giá trị ĐDL cao: Tuyến 1: Long Xuyên – Núi Sam – Núi Cấm – Tà Pạ – Óc Eo-Ba Thê. Tuyến 2: Long Xuyên – Núi Cấm – Đồi Tức Dụp – Óc Eo-Ba Thê – Núi Sập (Hồ Ông Thoại). Tuyến 3: Long Xuyên – Châu Đốc – Núi Sam – Rừng Tràm Trà Sư. - Tuyến 4: Long Xuyên – Núi Cấm – Tức Dụp. - Tuyến 5: Long Xuyên – Châu Đốc – Núi Sam – Búng Bình Thiên – Tà Pạ - Óc Eo-Ba Thê. - Tuyến 6: Long Xuyên – Núi Sam – Châu Đốc – Tân Châu.
Các giải pháp phát triển ĐDL bền vững đã được đề xuất, gồm: Giải pháp ngắn hạn (Điều tra, đánh giá và khoanh vùng các di sản địa chất; Quy hoạch di sản địa chất cho địa du lịch; Công tác giáo dục, truyền thông và quảng bá; Hợp tác trong phát triển ĐDL);  Giải pháp tổng thể, dài hạn: Đối với ngành du lịch nói chung (Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực du lịch; Giải pháp về tăng cường công tác truyền thông và quảng bá du lịch; Giải pháp về đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng; Giải pháp về nguồn vốn đầu tư và quảng bá, xúc tiến ĐDL); Đối với ĐDL nói riêng gồm Các giải pháp chiến lược và Giải pháp về sản phẩm ĐDL.
Kế hoạch 5 năm cho các đơn vị tiếp nhận, sử dụng kết quả chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 2024 - 2025: Nghiên cứu, quảng bá và đào tạo nhân lực về ĐDL; Giai đoạn 2026 - 2027: Triển khai thực tế các mô hình ĐDL.
 

nghiên cứu, mô hình, địa du lịch, An Giang

AGG-2024-001