- Quan điểm định hướng và giải pháp thực hành dân chủ đại đoàn kết dân tộc đồng thuận xã hội
- Nghiên cứu tác động tăng năng suất lao động đến phát triển công nghiệp Việt Nam
- Nghiên cứu chế tạo một số dụng cụ tiên tiến ứng dụng trong kỹ thuật canh tác thanh long giảm chi phí và lao động
- Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống công trình chống ngập úng khu vực TP Hồ Chí Minh đến môi trường và đề xuất các giải pháp phát huy và giảm thiểu
- Điều tra đánh giá tình hình nhiễm mặn nguồn nước vùng ven biển huyện Bắc Bình và Tuy Phong - tỉnh Bình Thuận
- Nghiên cứu các giải pháp kinh tế kỹ thuật tổng hợp nhằm khôi phục rừng ngập mặn và rừng Tràm tại một số vùng phân bố ở Việt Nam- Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng ngập mặn phòng hộ ven biển
- Đánh giá hậu thị trường sốt rét CV8 tại thí điểm tỉnh Bình Thuận
- Nghiên cứu vật liệu siêu dẫn nhiệt độ cao (SDNDC)
- Ứng dụng giải pháp bê tông cốt phi kim nhằm tăng cường tính bền vững cho các công trình kè chắn sóng ven biển ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long dưới tác động của biến đổi khí hậu
- Nghiên cứu dược động học của thuốc điều trị sốt rét Artemisinin (ART)
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
08 /2023/KQNC-SKHCN
Nghiên cứu phòng bệnh nhiễm khuẩn trên ếch lai (Rana sp) bằng synbiotics tại Đồng Tháp
Trường cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp
UBND Tỉnh Đồng Tháp
Cơ sở
ThS. Huỳnh Chí Thanh
ThS. Huỳnh Chí Thanh; ThS. Nguyễn Kim Kha; ThS. Trịnh Thị Thanh Hòa; ThS. Lê Thị Mai Anh; ThS. Dương Thiên Kiều
Thuỷ sản
01/10/2020
01/11/2022
2020
Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
52tr + phụ lục
Khảo sát mật độ vi khuẩn và độ chua Therne trên môi trường nước chua tàu hủ, sữa đậu nành và bổ sung dịch chiết cà chua. Kết quả trên môi trường nước chua tàu hủ và dịch chiết cà chua tương đồng về mật độ vi khuẩn và độ chua. Thử nghiệm lên men ở quy mô 5L với nước chua tàu hủ + 10% rỉ đường cho kết quả độ chua 8,2g và mật số vi khuẩn lactic là 8,5x 108 CFU/mL. Tạo ra sản phẩn synbiotic với mật độ vi khuẩn là 8,5x1010CFU và mật số vi sinh vật giảm nhanh sau 40 ngày bảo quản cả dạng nước và dạng khô.
Tiến hành thí nghiệm bổ sung synbiotic trong ương và nuôi ếch thịt. Kết quả tạo ra được ếch giống với tỷ lệ sống cao hơn đối chứng và thời gian biến thái ngắn hơn. Trong nuôi ếch thịt cho FCR thấp hơn đối chứng (1,6; 1,19), tốc độ tăng trưởng nhanh hơn và tỷ lệ sống cao hơn đối chứng.
Thử nghiệm tiêm vi khuẩn gây bệnh vào ếch thí nghiệm bổ sung synbiotic cho kết quả tỷ lệ chết giảm hơn so với nghiệm thức đối chứng. Thử nghiệm thực tế tại các hộ nuôi cũng cho kết quả khả quan. Tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng được cải thiện trong ương và nuôi ếch thịt. Bệnh trên ếch cũng được quan sát với tần suất xuất hiện thấp hơn đối chứng.
ếch lai; synbiotics; nhiễm khuẩn; Lactobacillus plantarum; Rana sp.
Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm, số 130, đường Phù Đổng, phường Mỹ Phú, thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp
DTP-2023-008