Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Nghiên cứu phòng trị bệnh do liên cầu khuẩn Streptococcus agalactiae bằng thảo dược trên cá rô phi giống (Oreochromis spp) nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh

Trung Tâm Quan Trắc Môi Trường & Bệnh Thuỷ sản Nam Bộ

UBND TP. Hồ Chí Minh

Tỉnh/ Thành phố

ThS. Đoàn Văn Cường

KS. Nguyễn Thành Nhân; CN. Mã Tú Lan; TS. Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh; TS. Nguyễn Diễm Thư; CN. Chu Quang Trọng; KS. Trần Hoàng Bích Ngọc; KS. Võ Thanh Liêm;

Nuôi trồng thuỷ sản

01/03/2019

01/06/2021

2021

Tp. Hồ Chí Minh

142 Tr.

Hiện nay, giải pháp phổ biến để phòng trị bệnh nhiễm khuẩn trên cá là sử dụng kháng sinh hay hóa chất. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh, hóa chất vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, gây nên hiện tượng kháng kháng sinh ở các loài vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản, và truyền các gene kháng kháng sinh cho các loài vi khuẩn trong môi trường và vi khuẩn gây bệnh trên người. Ngoài ra, việc tích lũy kháng sinh trong động vật thủy sản có thể gây hại cho môi trường và cho người tiêu thụ. Vì vậy, các nhà khoa học đang tìm kiếm các giải pháp thay thế (vaccine, probiotic…) trong việc kiểm soát bệnh nhiễm khuẩn trong nuôi trồng thủy sản. Trong thời gian gần đây, việc sử dụng thảo dược trong phòng trị bệnh nhiễm khuẩn đang ngày càng trở nên phổ biến do những ưu điểm: dễ tìm kiếm, giá thành thấp, hoạt tính kháng khuẩn cao, có khả năng kích thích hệ miễn dịch tự nhiên của vật chủ, thân thiện với môi trường, không gây nên hiện tượng đề kháng thuốc và đặc biệt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với con người.

Nghiên cứu; Phòng trị bệnh; Liên cầu khuẩn; Streptococcus agalactiae; Thảo dược; Cá rô phi giống; Oreochromis spp.

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

HCM-141-2022