
- Nghiên cứu công tác tiểu phỉ trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 1950-1959
- Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và kiến nghị các giải pháp áp dụng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng trong hệ thống điện
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón chứa vi lượng đất hiếm đến năng suất đặc điểm sinh hoá và chất lượng của sản phẩm chè
- Luận cứ khoa học đổi mới chính sách xã hội và cơ chế quản lý và thực hiện chính sách xã hội
- Những vấn đề cơ bản và cấp bách trong cộng đồng dân tộc Khmer tại Việt Nam hiện nay
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đặc tính microsphere thylcellulose điều chế bằng phương pháp tách loại dung môi
- Nghiên cứu tình trạng rối loạn dinh dưỡng lipid ở người trưởng thành tại cộng đồng và một số giải pháp can thiệp dự phòng- Nghiên cứu phát triển sản phẩm dinh dưỡng mới và đánh giá hiệu quả sử dụng các sản phẩm trên người trưởng thành có rối loạn lipid m
- Hồ Chí Minh-Biên niên tiểu sử Tập 2 (1930-1945)
- Xây dựng mô hình thí điểm chỉ đạo sản xuất lúa xuất khẩu ở địa bàn tỉnh Bình Thuận
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS xác định số lượng nhu cầu sử dụng và phân bổ tài nguyên nước mặt phục vụ quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh áp dụng thử nghiệm cho lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
20/KQNC-TTKHCN
Nghiên cứu quy trình canh tác cây mè có năng suất cao phục vụ cho việc luân canh với cây lúa ở thành phố Cần Thơ
Viện Lúa ĐBSCL
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tỉnh/ Thành phố
TS. Trịnh Quang Khương
ThS. Lê Ngọc Phương, ThS. Nguyễn Ngọc Nam, ThS. Trần Anh Thư, ThS. Phạm Ngọc Hài, ThS. Trần văn Hiến, TS. Trần Thị Kiều Trang, ThS. Đặng Tuyết Loan 8. ThS. Hà Thị Thu Hà, KS. Trần Hữu Khôi
Khoa học nông nghiệp
09/2017
11/2019
2019
Cần Thơ
113
Đề tài: “Nghiên cứu quy trình canh tác cây mè có năng suất cao phục vụ cho việc luân canh với cây lúa ở thành phố Cần Thơ” được thực hiện tại 2 phường Tân Hưng, Thốt Nốt và Phước Thới, Ô Môn, từ 9/2017 đến 8/2019. Nội dung nghiên cứu gồm: (a) Điều tra đánh giá tiềm năng và hiệu quả ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất mè ở Cần Thơ; (b) Xây dựng quy trình canh tác mè tạm thời trên cơ sở tổng hợp, biên hội các tài liệu, kết quả nghiên cứu liên quan trên cả nước, đặc biệt là ĐBSCL; (c) Tổ chức hội thảo khoa học góp ý cho quy trình canh tác mè tạm thời; (d) Xây dựng các mô hình sản xuất Mè trên mô hình luân canh Lúa-Mè-Lúa (2 lúa-1 Mè XH theo cơ cấu mùa vụ tại mỗi địa phương) trong hệ thống thâm canh 3 vụ/năm. Mô hình canh tác luân canh cây trồng trên nền đất lúa Cần Thơ, hiệu quả kinh tế tăng 7-10% so với mô hình canh tác mè truyền thống. Hoàn thiện và chuyển giao “Quy trình kỹ thuật canh tác mè luân canh trên đất lúa ở tiểu vùng sinh thái đặc trưng của Cần Thơ”. Kết quả đề tài: (1) Đã tập huấn được 100 ND và cán bộ kỹ thuật của 2 quận; (2) Tổ chức hội thảo khoa học góp ý cho quy trình canh tác mè tạm thời với 30 cán bộ; (3) Xây dựng MH áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác tổng hợp và cải tiến như xới đất, đánh rãnh và phủ rơm, giảm lượng phân hóa học đem lại hiệu quả kinh tế cao: năng suất tăng 16,0%; lợi nhuận đạt 29,1% cao hơn so với biện pháp canh tác truyền thống của nông dân. Lợi nhuận MH canh tác mè XH cao hơn canh lúa XH 11,904 triệu đồng, tương đương 189,7%. Cùng kỹ thuật canh tác của ND chuyển đổi từ lúa XH sang Mè XH lợi nhuận tăng thêm 19.238.000 đồng, tương đương 245%; (4) Hội thảo đầu bờ 2 đợt với 100 ND, cán bộ kỹ thuật; (5) Đã hoàn thiện và chuyển giao “Quy trình kỹ thuật canh tác mè luân canh trên đất lúa ở tiểu vùng sinh thái đặc trưng của Cần Thơ”.
Trung tâm Thông tin KH&CN Cần Thơ
CTO-KQ2019-20/KQNC