
- Quy hoạch điện năng cho các vùng ven đô thị (Phần phụ lục-Các số liệu thống kê và kết quả tính toán)
- Nghiên cứu áp dụng ISO 27001 để quản lý an toàn an ninh mạng máy tính và quản lý hệ thống lưu trữ dữ liệu tại Bộ Khoa học và Công nghệ
- Điều tra hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác nguồn tài nguyên du lịch để phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương
- ứng dụng ảnh máy bay phóng tỉ lệ 1:5000 vào giao đất giao rừng ở vùng núi và trung du phía Bắc
- Lịch sử ngành tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long 1930 - 2005
- Đổi mới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại ở nước ta trong cơ chế thị trường
- Thực trạng giải pháp phát triển đoàn viên ổ chức Công đoàn và nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nam Định
- Xây dựng quy trình nuôi thu sinh khối loài tảo biển Skeletonema costatum (Grev) Cleve trong phòng thí nghiệm
- Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn khép kín tại huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh
- Áp dụng công nghệ lên men vào sản xuất dưa chuột muối phục vụ xuất khẩu tại Công ty cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất cao khô từ lá dâu tằm (Morus alba L.) dùng làm dược liệu
Công ty CP Dược Lâm Đồng
UBND Tỉnh Lâm Đồng
Tỉnh/ Thành phố
DSCKI. Phạm Thị Xuân Hương
DS. Nguyễn Thị Hồng Nhung; CN. Đào Thị Hồng Lam; DS. Huỳnh Lê Thục Cơ; TS. Phạm Thị Bạch Yến; DS. Trần Thị Mai Trâm; DS. Nguyễn Quý Anh Huy; DS. Nguyễn Hữu Nhân; BS. Nguyễn Văn Trịnh; TS. Lê Quý Tùy;
Dược liệu học; Cây thuốc; Con thuốc; Thuốc Nam, thuốc dân tộc
10/2017
02/2020
2020
Lâm Đồng
233
Đề tài thực hiện nhằm nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất cao khô từ lá dâu tằm (Morus alba L.) làm nguyên liệu cho các sản phẩm bảo vệ sức khỏe vì lá dâu tằm ngoài dùng để nuôi tằm dệt lụa còn là một một loại dược liệu dùng trong Y học cổ truyền, tăng giá trị sử dụng của cây dâu tằm, tăng thêm nguồn thu nhập cho người nông dân vùng trồng dâu nuôi tằm. Từ đó sản xuất các lô cao khô từ lá dâu tằm trên quy mô công nghiệp với hệ thống máy móc thiết bị nhà máy Ladophar và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cùng các quy trình kiểm nghiệm chất lượng nguyên liệu đầu vào, các bán thành phẩm và thành phẩm cao khô của quy trình này.
Để thực hiện mục tiêu này, đã lựa chọn giống lá dâu tằm trồng phổ biến tại Lâm đồng là giống dâu tằm S7-CB của vùng trồng dâu tằm Bảo Lộc làm nguyên liệu đề nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất cao khô từ lá dâu tằm
Ket quả của quá trình nghiên cứu
- Đã khảo sát tình hình trồng dâu tằm và các loại giống dâu tằm trên địa bàn điều tra: huyện Lâm Hà, TP Bảo Lộc, huyện Đạ Hoai và Đạ Tẻh của tỉnh Lâm Đồng .
Qua điều tra thực trạng cho thấy điều kiện về nhân lực, kỹ năng sản xuất, đất đai, thu nhập,... của những hộ sản xuất dâu tằm tại huyện Lâm Hà, Bảo Lộc, Đạ Huoai và Đạ Tẻh của tỉnh Lâm Đồng hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất. Thực trạng canh tác cây dâu còn nhiều bất cập, việc áp dụng quy trình thâm canh cây dâu chưa triệt để. Kỹ thuật canh tác thường áp dụng theo tập quán của từng vùng, điều này cũng làm giảm năng suất chất lượng lá dâu.
Giống dâu tằm S7-CB là loại đang được trồng phổ biến tại các vùng khảo sát, mẫu lá dâu S7-CB được thu hái tại vùng Bảo Lộc, Đạ Huoai có hàm lượng Rutin và DNJ tương đối cao.
Nghiên cứu phương pháp xử lý nguyên liệu cho thấy sấy khô tốt hơn phương pháp phơi nắng.
- Trên những nguyên tắc chung về công nghệ chiết xuất dược liệu đã thiết kế những thí nghiệm để xác định các thông số của quy trình sản xuất cao khô dược liệu lá dâu tằm ở quy mô phòng thí nghiệm, từ đó xây dựng quy trình cồng nghệ áp dụng vào quy mô công nghiệp và sản xuất được 100 kg cao khô từ lá dâu tằm đạt tiêu chuẩn cơ sở.
- Đã xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm theo các chuyên luận của Dược điển Việt Nam V, từ các kết quả khảo sát được xây dựng tiêu chuẩn cho sản phẩm cao khô từ lá dâu tằm và xây dựng phương pháp kiểm nghiệm nguyên liệu, bán thành phẩm, chế phẩm cao khô lá dâu tằm (Morus aỉba L.)
- Từ tiêu chuẩn cơ sở xây dựng phương pháp kiểm nghiệm nguyên liệu, bán thành phẩm, chế phẩm cao khô lá dâu tằm (Morus alba L.)
- Xây dựng phương pháp định lượng Flavonoid bằng phương pháp ƯV
- Xây dựng phương pháp định lượng Rutin và DNJ bằng phương pháp HPLC
Khảo nghiệm các chỉ tiêu chất lượng trên các mẫu dược liệu lá dâu tằm
- Đề tài đã đánh giá tính an toàn và độc tính của sản phẩm cao khô từ lá dâu tằm qua việc khảo sát 2 chỉ tiêu: Độc tính cấp và Độc tính bán trường diễn trên 2 mẫu sản phẩm : cao khô chiết bằng dung môi nước và cao khô lá dâu tằm chiết bằng dung môi cồn. Kết quả cả hai loại cao không độc.
Đánh giá thêm tác dụng hạ đường huyết của cao khô lá dâu tằm chiết bằng dung môi cồn, kết quả:
- Cao khô chiết bằng dung môi cồn từ lá Dâu tằm thể hiện hoạt tính ức chế enzym a- glucosidase in vitro với IC50 là 360,97 pg/ml, thấp hơn chất đối chiếu acarbose (527,34 Ịig/ml).
- Cao khô chiết bằng dung môi cồn từ lá Dâu tằm liều 350 và 700 mg/kg thể hiện tác động hạ đường huyết trên chuột nhắt gây đái tháo đường bang streptozocin sau 7 và 14 ngày điều trị; tác động này khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 liều thử nghiệm.
- Cao khô chiết bằng dung môi cồn từ lá Dâu tằm không ảnh hưởng lên đường huyết của chuột bình thường ở liều cho uống 350 và 700 mg/kg.
Theo dõi độ ồn định của sản phẩm theo TCCS của các mẫu cao khô thực nghiệm được bảo quản trong 2 điều kiện:
+ Lão hóa cấp tốc ở điều kiện: nhiệt độ 40 ± 2°c, độ ẩm tương đối 75 ± 5%
+ Theo dõi dài hạn ở điều kiện bình thường
Thời gian theo dõi: 12 tháng đối với theo dõi dài hạn 6 tháng đối với theo dõi cấp tốc
Kết quả sản phẩm đạt theo TCCS
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của quy trình công nghệ sản xuất cao khô từ lá dâu tằm: Đề tài đã đánh giá hiệu quả kinh tế khi dùng lá dâu tằm làm dược liệu so với trồng dâu nuôi tằm, nguồn thu từ lá làm dược liệu mang lại thu nhập cho người dân và là đầu ra dự phòng cho người trồng dâu khi tình hình trồng dâu nuôi tằm gặp khó khăn khi giá kén giảm.
Quy trình công nghệ; Cao khô; Lá dâu tằm
Trung tâm Ứng dụng khao học và công nghệ Lâm Đồng
LDG-2020-011