liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

2024 - 47-NS-ĐKKQ

Nghiên cứu sản xuất chế phẩm từ Xuyên tâm liên kết hợp với một số dược liệu theo hướng thay thế kháng sinh trong chăn nuôi gà

Trường Đai học Dược Hà Nội

UBND TP. Hà Nội

Tỉnh/ Thành phố

TS. HÀ VÂN OANH

PGS.TS. Đỗ Quyên, TS. Chử Thị Thanh Huyền, TS. Bùi Thị Thúy Luyện, PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển, TS. Lưu Quỳnh Hương, TS. Hoàng Quỳnh Hoa, NCS. Nguyễn Thu Hằng, TS. Phạm Tuấn Anh, ThS. Phạm Thái Hà Văn, TS. Thân Thị Kiều My, TS. Đào Thị Thanh Hiền, ThS. Nguyễn Thị Mai Hương, ThS. Ngô Minh Thúy, Trí Quỳnh Anh, Cao Thị Quyên, Bùi Thị Thúy

7/2021

7/2023 gia hạn đến 12/2023

2023

Hà Nội

Nội dung nghiên cứu

Khảo sát hàm lượng hoạt chất chính của 3 nguyên liệu Xuyên tâm liên, lá Xoài và lá Bàng thu hái ở khu vực

Hà Nội và tiêu chuẩn hóa nguyên liệu

Nghiên cứu xây dựng quy trình chiết xuất và bào chế, tiêu chuẩn hóa 3 cao nguyên liệu và lựa chọn công thức 3 thành phần cao chuẩn hoá dựa trên tác dụng kháng khuẩn và chống oxi hoá in vitro

Nghiên cứu xây dựng quy trình bào chế chế phẩm bột từ 3 cao nguyên liệu chuẩn hóa

Đánh giá tác dụng phòng nhiễm khuẩn Salmonella của chế phẩm thảo dược trên gà

Kết quả của đề tài

Đề tài đã hoàn thành các nội dung và mục tiêu đề ra:

1. Sản xuất được chế phẩm từ Xuyên tâm liên kết hợp một số dược liệu có khả năng thay thế kháng sinh trong chăn nuôi gà. Đã xây dựng được quy trình bào chế chế phẩm dạng bột quy mô 100 đơn vị/mẻ, nâng cấp quy mô 1 000 đơn vị/ mẻ và quy mô 10 000 đơn vị/mẻ, sản xuất 30 000 đơn vị (gói).

2. Chứng minh được tác dụng kháng khuẩn và tác dụng chống oxy hóa của cao chuẩn hóa Hoạt tính kháng khuẩn Tiến hành đánh giá tác dụng kháng khuẩn trên chủng Salmonella enterica bằng phương pháp đo đường kính vòng vô khuẩn của các cao đơn thành phần và hỗn
hợp cao chiết. Kết quả nghiên cứu trên cao đơn thành phần cho kết quả tác dụng kháng khuẩn của cao lá Bàng tốt hơn so với cao Xuyên tâm liên và cao lá Xoài. Trong số 25 công thức phối trộn cao Xuyên tâm liên: cao lá Xoài: cao lá Bàng,
các công thức với tỷ lệ tương ứng là 1:1:2 (B2), 1:1:3 (C3), 1:2:3 (G6) cho kết quả tác dụng kháng khuẩn tốt nhất, do đó, có thể được lựa chọn để phối trộn cao trong công thức chế phẩm.
Hoạt tính chống oxy hóa

Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá tác dụng chống oxy hóa trên khả năng bắt giữ gốc tự do DPPH của 3 mẫu cao Xuyên tâm liên, cao lá Bàng và cao lá Xoài cùng
25 công thức phối trộn 3 cao đơn thành phần, so sánh với chuẩn acid L-ascorbic.

Kết quả thu được cho thấy, trong số 3 cao đơn thành phần, cao lá Xoài thể hiện tác dụng chống oxy hóa tốt nhất với giá trị IC50 là 15,71 µg/mL, so sánh với chất chuẩn acid L ascorbic là 7,846 µg/mL. Tác dụng chống oxy hóa của hỗn hợp cao chiết vượt trội hơn so với từng cao đơn thành phần. Trong số 25 công thức phối trộn cao Xuyên tâm liên: cao lá Xoài: cao lá Bàng, các công thức với tỷ lệ tương ứng là 1:1:3 (C3), 1:2:3 (G6), 1:2:2 (E5) cho kết quả tác dụng dụng chống oxi hóa tốt nhất với giá trị IC50 lần lượt là 7,728; 8,385; 8,738 µg/mL, so sánh với chất chuẩn acid L-ascorbic là 7,846 µg/mL.

3. Thiết kế được công thức phối chế tối ưu của dạng bào chế

Từ kết quả đánh giá tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa in vitro, lựa chọn công thức phối trộn các cao chuẩn hóa Xuyên tâm liên-cao chuẩn hóa lá Xoài-cao chuẩn hóa lá Bàng với tỷ lệ 1:1:3 để đưa vào công thức bào chế chế phẩm. Đã thiết kế được công thức tối ưu cho dạng bào chế quy mô 10 000 đơn vị/mẻ (hiệu suất tổng quy trình khoảng 92 %) đồng thời đã xây dựng được quy trình phối chế chế phẩm vào thức ăn cho gà.


Thành phần         Khối lượng
Hỗn hợp cao chuẩn hóa 10,40 kg
Canxi carbonat 2,08 kg
Lactose 2,60 kg
Avicel PH 101 5,20 kg
Aerosil 1,04 kg
Ethanol 96 % 5,43 lít
Talc 0,43 kg

4. Đã chứng minh được tác dụng kháng khuẩn của dạng bào chế có so sánh với kháng sinh thường sử dụng cho chăn nuôi gà. Nghiên cứu trên gà thịt và gả đẻ quy mô thí nghiệm và gà thịt thương phẩm quy mô trang trại bước đầu cho thấy việc sử dụng chế phẩm có thể có ảnh hưởng việc hạn chế nhiễm khuẩn Salmonella ở gà.

5. Đã xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của 3 cao chuẩn hóa Xuyên tâm liên, lá Bàng, lá Xoài và chế phẩm dạng bột Cao chuẩn hóa Xuyên tâm liên

- Đã mô tả đặc điểm cảm quan của cao chuẩn hóa Xuyên tâm liên.

- Đã xác định độ ẩm của các mẫu cao chuẩn hóa Xuyên tâm liên khoảng 3,72±0,09 % đến 4,48±0,09 %.

- Đã xác định độ tro toàn phần của các mẫu cao chuẩn hóa Xuyên tâm liên khoảng 9,33±0,21 % đến 11,18±0,26 %.

- Đã xác định giới hạn kim loại nặng (không quá 20 ppm).

- Đã định tính andrographolid trong các mẫu cao chuẩn hóa Xuyên tâm liên bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng.
- Đã định lượng diterpenlacton toàn phần trong các mẫu cao chuẩn hóa Xuyên tâm liên bằng phương pháp đo quang. Hàm lượng diterpenlacton toàn phần tính theo andrographolid khoảng 37,86 ± 0,56 % đến 42,87 ± 1,63 % tính theo chế phẩm khô tuyệt đối.

- Đã định lượng andrographolid trong các mẫu cao chuẩn hóa Xuyên tâm liên bằng phương pháp HPLC, hàm lượng khoảng 7,99 ± 0,12 % đến 8,20 ± 0,12 % tính theo chế phẩm khô tuyệt đối.

- Đã đánh giá độ nhiễm vi sinh vật cho thấy tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được trong 1 g cao chuẩn hóa Xuyên tâm liên nhỏ hơn 104 và tổng số vi nấm nhỏ hơn 102, không quá 102 CFU vi khuẩn Gram âm dung nạp mật trong 1 g chế phẩm. Ngoài ra, trong 1 g cao chuẩn hóa không có Escherichia coli, Salmonella và Staphylococcus aureus.

Cao chuẩn hóa lá Xoài

- Đã mô tả đặc điểm cảm quan của cao chuẩn hóa lá Xoài.

- Đã xác định độ ẩm của các mẫu cao chuẩn hóa lá Xoài khoảng 3,63±0,08 % đến 4,28±0,09 %.

- Đã xác định độ tro toàn phần của các mẫu cao chuẩn hóa lá Xoài khoảng 9,21±0,18 % đến 9,98±0,23 %.

- Đã xác định giới hạn kim loại nặng (không quá 20 ppm).

- Đã định tính mangiferin trong các mẫu cao chuẩn hóa lá Xoài bằng phương

pháp sắc ký lớp mỏng.

- Đã định lượng mangiferin trong các mẫu cao chuẩn hóa lá Xoài bằng phương pháp HPLC, hàm lượng khoảng 2,41 ± 0,05 % đến 2,68 ± 0,05 % tính theo chế phẩm khô tuyệt đối.

- Đã đánh giá độ nhiễm vi sinh vật cho thấy tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được trong 1 g cao chuẩn hóa lá Xoài nhỏ hơn 104 và tổng số vi nấm nhỏ hơn 102,
không quá 102 CFU vi khuẩn Gram âm dung nạp mật trong 1 g chế phẩm. Ngoài ra, trong 1 g cao chuẩn hóa không có Escherichia coli, Salmonella và Staphylococcus aureus.

Cao chuẩn hóa lá Bàng

- Đã mô tả đặc điểm cảm quan của cao chuẩn hóa lá Bàng.

- Đã xác định độ ẩm của các mẫu cao chuẩn hóa lá Bàng khoảng 3,22±0,05 % đến 3,62±0,07 %.

- Đã xác định độ tro toàn phần của các mẫu cao chuẩn hóa lá Bàng khoảng 13,06±0,28 % đến 14,50±0,29 %.

- Đã xác định giới hạn kim loại nặng (không quá 20 ppm).

- Đã định tính tanin bằng phản ứng hóa học và định tính acid galic trong các mẫu cao chuẩn hóa lá Bàng bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng.

- Đã định lượng polyphenol toàn phần trong các mẫu cao chuẩn hóa lá Bàng bằng phương pháp đo quang. Hàm lượng polyphenol toàn phần tính theo acid galic khoảng 258,89 ± 3,56 % đến 273,19 ± 3,69 % tính theo chế phẩm khô tuyệt đối.

- Đã định lượng acid galic tạo ra khi thủy phân trong các mẫu cao chuẩn hóa lá Bàng bằng phương pháp HPLC, hàm lượng khoảng 3,98 ± 0,08 % đến 4,43 ± 0,09 % tính theo chế phẩm khô tuyệt đối.

- Đã đánh giá độ nhiễm vi sinh vật cho thấy tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được trong 1 g cao chuẩn hóa lá Bàng nhỏ hơn 104 và tổng số vi nấm nhỏ hơn 102,
không quá 102 CFU vi khuẩn Gram âm dung nạp mật trong 1 g chế phẩm. Ngoài ra, trong 1 g cao chuẩn hóa lá Bàng không có Escherichia coli, Salmonella và Staphylococcus aureus.

Chế phẩm dạng bột

- Đã mô tả đặc điểm cảm quan của chế phẩm dạng bột.
- Kết quả đánh giá chỉ tiêu độ đồng đều khối lượng cho thấy tất cả các đơn vị đều có khối lượng nằm trong giới hạn chênh lệch so với khối lượng ghi trên nhãn quy định bởi DĐVN V (dưới 5%), đáp ứng yêu cầu về thử đồng đều khối lượng theo
DĐVN V.

- Hàm ẩm của chế phẩm đều dưới 4%

- Đã định tính andrographolid, mangiferin và acid galic trong chế phẩm bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng.

- Đã định lượng andrographolid trong chế phẩm bằng HPLC, hàm lượng khoảng 0,765 ± 0,02 % đến 0,788 ± 0,02 % tính theo chế phẩm khô tuyệt đối.

- Định lượng polyphenol toàn phần trong chế phẩm. Kết quả hàm lượng dao động trong khoảng từ 121,33± 1,79 đến 122,62 ± 1,24 (mg GAE/g) tính theo chế phẩm khô kiệt.

- Đã định lượng mangiferin trong chế phẩm bằng HPLC, hàm lượng khoảng 0,235 ± 0,01 % đến 0,236 ± 0,01 % tính theo chế phẩm khô tuyệt đối.

- Đã đánh giá độ nhiễm vi sinh vật cho thấy tổng vi khuẩn nhiễm đều nhỏ hơn 104, không tìm thấy khuẩn lạc của nấm, không quá 102 CFU vi khuẩn Gram âm dung nạp mật trong 1 g chế phẩm và không có Escherichia coli, Salmonella và Staphylococcus aureus

sản phẩm có khả năng thay thế kháng sinh trong chăn nuôi gà

2024 - 47/ĐKKQNV- SKHCN