Lọc theo danh mục
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

TTH.2014-KC.10

Nghiên cứu sản xuất hydroxyapatite từ vỏ sò ở quy mô pilot và đề xuất các hướng ứng dụng

Viện Hóa học - Viện HL KH&CN Việt Nam

UBND Tỉnh Thừa Thiên–Huế

Tỉnh/ Thành phố

ThS. Nguyễn Thị Hạnh

Khoa học công nghệ thuỷ sản khác

2014

2016

2016

Hà Nội

227 trang cộng phụ lục

Đề tài đã lấy mẫu, khảo sát thành phần hóa học, hàm lượng tạp chất của vỏ sò Lăng Cô, xây dựng quy trình xử lý vỏ sò phù hợp để làm nguyên liệu sản xuất canxi hydroxyapatit (HA). Đã nghiên cứu tổng hợp HA từ vỏ sò bằng phương pháp kết tủa với axit H3PO4. Các điều kiện phù hợp để tổng hợp HA là nung vỏ sò tại 900 oC trong khoảng 3 giờ, chuyển hóa CaO thành Ca(OH)2 để nguội đến nhiệt độ phòng, thực hiện phản ứng kết tủa HA với axit H3PO4 0,3 M tại nhiệt độ phòng, tỉ lệ mol Ca/P bằng 1,67, sấy khô sản phẩm ở 105 oC. Nghiên cứu tổng hợp HA bằng phản ứng pha rắn giữa vỏ sò hoặc vỏ sò nung với Ca3(PO4)2 và CaHPO4. Phản ứng pha rắn với Ca3(PO4)2 tạo HA thuận lợi hơn với CaHPO4. Đã xác định được điều kiện phản ứng pha rắn phù hợp để tổng hợp HA từ vỏ sò và vỏ sò nung. Đã xây dựng quy trình sản xuất HA từ vỏ sò Lăng Cô ở quy mô pilot 5 kg/mẻ theo phương pháp kết tủa hóa học. Quy trình đơn giản, để áp dụng thực tiễn và dễ nâng quy mô. Quy trình sản xuất HA từ vỏ sò có hiệu quả kinh tế cao hơn từ hóa chất cơ bản. Đã thiết kế và lắp đặt hệ thiết bị phản ứng sản xuất HA theo quy trình công nghệ đề xuất. Đã tiến hành sản xuất trên hệ thiết bị lắp đặt. Hệ thiết bị và quy trình công nghệ ổn định, đảm bảo công suất thiết kế và chất lượng đăng ký. Đã xây dựng bộ Tiêu chuẩn chất lượng cơ sở cho sản phẩm HA từ vỏ sò phù hợp với các đặc trưng cần có của HA và phù hợp quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Sản xuất hydroxyapatite; Vỏ sò; Canxi; Thực phẩm; Nghiên cứu; Ứng dụng

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

THE-0015-2018