
- Điều tra khảo sát thực trạng đề xuất giải pháp quản lý chăm sóc bảo tồn một số cây cổ thụ có giá trị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất nano Zerumbone từ cây gừng gió (Zingiber zerumbert Sm) trên địa bàn huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc
- Nghiên cứu và xây dựng hệ thống chương trình tiếp dân điện tử phục vụ trả lời ý kiến liên quan đến công nghiệp thương mại trên Website của Bộ Công thương
- Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh và biện pháp phòng trừ bệnh đốm trắng hại Thanh Long (Hylocereus undatus)
- Xây dựng mô hình sản xuất 1 vụ lúa cao sản – 2 vụ màu có giá trị kinh tế cao tại vùng kênh bê tông ấp Nhuệ Tứ B xã Hàm Giang và vùng phụ cận trên đất triền giồng cát cho vùng đồng bào dân tộc Khmer tại huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh
- Ứng dụng quy trình nuôi tôm càng xanh (Macrobrachim Rosenbergii) toàn đực trong ao đất tại huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh
- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo mẫu cày xới sâu liên hợp với máy kéo làm đất ruộng mía
- Hoàn thiện quy trình sản xuất vacxin phòng bệnh viêm phổi lợn do Actinobacillus pleuropneumoniae Streptococcus và Pasteuralla multocida gây ra
- Nghiên cứu hoạt tính sinh học và hoạt chất kháng tác nhân gây bệnh cây trồng của một số loài thực vật thuộc chi Desmodium và Maesa mọc tại Việt Nam
- Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam-Phụ luc



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
DT2303
2024-34-0670
Nghiên cứu sử dụng cát nghiền, tro bay nhiệt điện và xỉ lò cao nghiền mịn chế tạo bê tông xi măng bền chloride và sulphate dùng trong các công trình cảng biển ở Việt Nam
Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
Bộ Giao thông vận tải
Bộ
TS. HỒ SĨ LÀNH
ThS. Lê Văn Hiệp, ThS. Nguyễn Long Khánh, ThS. Lê Trung Hiếu, PGS.TS. Nguyễn Thanh Sang, TS. Ngô Quốc Trinh, ThS. Nguyễn Hữu Anh, TS. Trần Ngọc Hưng, ThS. Nguyễn Văn Bình, TS. Bùi Thị Quỳnh Anh; Hồ Sĩ Lành(1);
Vật liệu xây dựng
2023-01-01
2024-03-31
2024
Hà Nội
160 Tr.
Tổng quan về về nguyên nhân phá hoại bê tông cốt thép, bao gồm hai nguyên chính là nguyên nhân do tác động hóa học (xâm nhập ion Cl-, cacbonat hóa bê tông…) và nguyên nhân do tác động vật lý (xói mòn, sóng đánh, thủy triều lên xuống...). Trong đó, hiện tượng ăn mòn cốt thép do xâm nhập ion Cl- và Sulphate là đe dọa lớn nhất gây suy giảm tuổi thọ đối với các kết cấu bê tông cốt thép trong môi trường biển. Qua kết quả nghiên cứu của đề tài có thể rút ra kết luận là việc sử dụng kết hợp FA và GGBS thay thế cho xi măng có thể làm tăng cả cường độ và độ bền của hỗn hợp bê tông. Các cấp phối sử dụng FA và GGBS có khả năng chống ăn mòn tốt hơn so với các cấp phối không chứa FA và GGBS, thời điểm xuất hiện vết nứt muộn, từ khoảng 25 đến 55 ngày. Trong khi đó, với các cấp phối không chứa FA và GGBS, thì vết nứt xuất hiện từ khoảng 3 đến 10 ngày. Kết quả nghiên của đề tài cho thấy khi thay thế 55% xi măng bằng FA (20%) và GGBS (35%), thì hỗn hợp bê tông có khả năng chống xâm nhập Ion Clo dưới 1000 Culong, và có độ chống xâm thực hóa học do sunphat cao (biến dạng dài của mẫu vữa xi măng ở 6 tháng nhỏ hơn 0.1%);
Kết quả nghiên cứu cấu trúc vi mô chỉ ra rằng, các cấp phối sử dụng FA và GGBS đặc chắc và ít lỗ rỗng hơn, có nhiều khoáng C-S-H và C-A-S-H hơn sơ với cấp phối đối chứng. Và thử nghiệm cấu trúc vi mô cũng là minh chứng để giải thích các đặc điểm nổi trội của các cấp phối chứa FA và GGBS so với cấp phối đối chứng.
Nghiên cứu; Sử dụng cát nghiền; Tro bay nhiệt điện; Xỉ lò cao nghiền mịn; Chế tạo; Bê tông xi măng; Chloride; Sulphate; Công trình cảng biển
24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
24080