Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

91-174

Nghiên cứu sự phát sinh phát triển qui luật hình thành sâu hại đánh giá sự thiệt hại đối với cây lương thực và cây thực phẩm dự tính dự báo và biện pháp phòng trừ (rầy nâu sâu đục thân)

Bộ NN và CNTP, Viện BVTV

Bộ Khoa học và Công nghệ

Quốc gia

Trần Huy Thọ,

Bảo vệ thực vật

1990

46 tr.

Đã nghiên cứu những đặc điểm sinh học sinh thái và nguyên nhân phát sinh thành dịch sâu bệnh của một số loài sâu hại lúa chính: 1/Rầy nâu: xác định được sự chuyển biến biotype rầy nâu hại lúa ở đồng bằng sông Cửu Long đang chuyển sang biotype mới không còn ở dạng biotype 1-2-3 nữa; ở miền Bắc rầy nâu đã từ biotype 1 chuyển sang biotype 2; tác giả cũng nghiên cứu khả năng kháng rầy của một số lúa, từ đó tuyển chọn và đưa ra phát triển trên diện rộng một số giống lúa kháng rầy tốt: CR 203, IR17494, 84-1, 84-3, 84-11, 84-12 v.v. 2/Bọ xít: đã xác định loại bọ xít dài là sâu hại lúa chính, xác định thời gian phát dục của trứng bọ xít dài và thời gian sống của bọ xít dài trưởng thành, tập tính di trú qua đông và qua hè của chúng, đưa ra biện pháp phòng trừ thủ công và dùng thuốc hóa học. 3/Sâu đục thân lúa: xác định được 4 loài chính là: sâu 2 chấm, sâu 5 vạch đầu đen, sâu 5 vạch đầu nâu, sâu bướm cú mèo và đưa ra qui trình phòng trừ có hiệu quả, đã được áp dụng vào sản xuất. 4/Đã nghiên cứu nội dung và phương pháp đánh giá thiệt hại mùa màng do sâu hại gây ra. 5/Xác định thành phần, vai trò của một số ký sinh ăn thịt sâu hại lúa và biện pháp phòng trừ tổng hợp

Cây lương thực; Cây thực phẩm; Sâu hại; Rầy nâu; Bọ xít; Sâu đục thân; Đặc điểm sinh học; Phòng trừ tổng hợp

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

779