Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

2017-02-1021

Nghiên cứu tác động của việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại đến ngành chăn nuôi trong nước

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ

TS. Đặng Kim Khôi

TS. Trần Công Thắng, TS. Nguyễn Anh Phong, ThS. Nguyễn Ngọc Quế, TS. Nguyễn Đăng Vang, TS. Nguyễn Văn Giáp, CN. Đỗ Mạnh Hùng, ThS. Kim Văn Chinh, ThS. Phạm Thị Minh Hiền, ThS. Bùi Thị Việt Anh, CN. Vũ Thị Thúy Hậu

Kinh tế học; Trắc lượng kinh tế học; Quan hệ sản xuất kinh doanh

01/2015

12/2016

2016

Hà Nội

281 tr.

Phân tích tác động của việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại (HĐTM) tới ngành chăn nuôi trong nước và đề xuất chính sách, giải pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực đến ngành chăn nuôi. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của việc Việt Nam tham gia các HĐTM đến ngành chăn nuôi trong nước, thực trạng thực thi các HĐTM mà Việt Nam tham gia đối với ngành chăn nuôi trong thời gian qua. Đánh giá thực trạng ngành chăn nuôi và phân tích các tác động của việc thực thi các HĐTM mà Việt Nam tham gia tới ngành chăn nuôi trong nước. Đề xuất giải pháp phát triển bền vững ngành chăn nuôi trong nước trong thời gian tới. Các cam kết như phòng vệ thương mại, dịch chuyển thể nhân, lao động, doanh nghiệp nhà nước cần được nghiên cứu và đánh giá kỹ hơn ở một nghiên cứu riêng. Nghiên cứu về các nội dung này cũng chỉ nên giới hạn tại một HĐTM cụ thể thay vì nhiều hiệp định như đề tài này. Nghiên cứu chỉ mới đánh giá tác động đến tác nhân nhà nước, các tác nhân sản xuất nói chung mà chưa tập trung được vào tác nhân thương lái, chế biến. Do đó, cần có nghiên cứu đánh giá tác động đến toàn bộ các tác nhân trong chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị bao gồm nhà nước, các đối tượng sản xuất (bao gồm doanh nghiệp, trang trại/gia trại, hộ nhỏ) và thương lái, người chế biến, tác nhân cung cấp đầu vào (cung cấp thức ăn chăn nuôi, giống, thú y, công nghệ). Nghiên cứu này chỉ đề xuất một số gợi ý chỉnh sửa chính sách nhằm thực hiện các giải pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực mà chưa thể rà soát toàn bộ hệ thống chính sách và thể chế hiện hành của Việt Nam liên quan đến ngành chăn nuôi để đánh giá và đề xuất chỉnh sửa nhằm thực thi các cam kết trong các HĐTM. Nội dung này cần được thực hiện cụ thể trong một nghiên cứu khác chỉ tập trung ở việc rà soát và đánh giá chính sách.

Hiệp định thương mại; Chăn nuôi

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

14211