- Nghiên cứu công nghệ và vật liệu chống dính ứng dụng để loại bỏ hiện tượng kết dính hạt ure trên đáy tháp tạo hạt
- Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ kiểm sát viên làm công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự - hành chính của ngành kiểm sát Vĩnh Phúc
- Nghiên cứu các giới hạn để phát triển bền vững tại các điểm tham quan du lịch thuộc quần thể di tích Huế (Việt Nam)
- Nghiên cứu tạo sản phẩm từ rơm rạ dùng kiểm soát tảo trong ao nuôi thủy sản
- Nghiên cưú quy trình công nghệ chế biến các sản phẩm phụ chăn nuôi ở các xí nghiệp giết mổ (lông máu xương móng) thành các loại thức ăn bổ sung cho gia súc gia cầm
- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo bộ thiết bị hỗ trợ lực chân cho người bị liệt thoái hóa khớp chân
- Nghiên cứu bào chế và đánh giá tác dụng bảo vệ gan của viên nang cứng Nadaga trên thực nghiệm từ một số dược liệu ở Nghệ An
- Nghiên cứu tạo enzyme AHL-lactonase tái tổ hợp có khả năng phân hủy phân tử tín hiệu liên quan đến độc lực ở một số loài vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản
- Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn và đề xuất cơ chế chi trả dịch vụ môi trường đất ngập nước ở Việt Nam
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐT-2020-20203-ĐL
09/2024/TTUD-KQĐT-3
Nghiên cứu thực trạng kiểm soát nhiễm khuẩn và xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Viện Pasteur Nha Trang
UBND Tỉnh Khánh Hòa
Tỉnh/ Thành phố
Lê Quốc Phong
- ThS. Nguyễn Thị Ngọc Duyên - ThS. Đào Thị Vân Khánh - CN. Phùng Phương Lan Anh - ThS. Nguyễn Bảo Triệu - ThS. Đoàn Thị Thanh Thủy - TS.BS. Đỗ Thái Hùng - ThS. Trần Thị Thùy Nga - ThS. Võ Thị Kiều Oanh - ThS. Hoàng Thị Ái Vân
Khoa học y, dược
01/2022
11/2023
2024
Nha Trang, Khánh Hòa
1. Thực trạng điều kiện đảm bảo ATTP và kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở sản xuất NUĐC ở Khánh Hòa năm 2022
+ Tỷ lệ cơ sở đạt điều kiện đảm bảo ATTP theo quy định của BYT còn thấp là 43%, chủ yếu không đạt điều kiện cơ sở vật chất (47,3%), khu vực súc rửa vỏ bình (25,8%) và trang thiết bị dụng cụ (24,7%).
+ 83,9% cơ sở thực hiện súc rửa vỏ bình theo phương thức thủ công, 13,9% cơ sở sử dụng thiết bị rửa bán tự động và chỉ có 2,2% cơ sở có hệ thống súc rửa tự động.
2. Thực trạng nhiễm VSV trong NUĐC và một số yếu tố liên quan
+ Tỷ lệ NUĐC 19-21 lít không đạt yêu cầu vi sinh vật là 73,1%. Chỉ tiêu không đạt chủ yếu là P. aeruginosa (68,8%) và coliform (46,2%). Mẫu không đạt cả 02 chỉ tiêu P. aeruginosa và coliform chiếm tỷ lệ 41,9%.
+ Vi khuẩn coliform trong NUĐC 19-21 lít sản xuất ở Khánh Hòa chủ yếu thuộc chi Enterobacter (53,5%) và Klebsiella (34,9%). Trong đó, các loài chiếm ưu thế là Enterobacter cloacae (25,6%), Enterobacter bugandensis (20,9%) và Klebsiella pneumoniae (18,6%). Đây là công bố đầu tiên ở Việt Nam về thành phần loài vi khuẩn coliform trong nước uống đóng chai.
+ Có mối liên quan giữa điều kiện chung đảm bảo ATTP của cơ sở sản xuất đối với ô nhiễm VSV trong NUĐC thành phẩm. Ngoài ra, phát hiện vỏ bình sau súc rửa nhiễm coliform (36,6%), P. aeruginosa (14%) và E. coli (3,2%) và có mối liên quan giữa ô nhiễm 02 chỉ tiêu coliform và P. aeruginosa trong NUĐC thành phẩm với ô nhiễm 02 chỉ tiêu này ở bề mặt bên trong vỏ bình tái sử dụng.
+ Có 30% coliform và 41% P. aeruginosa phân lập từ NUĐC có khả năng hình thành cấu trúc màng sinh học. Đây là một trong những mối nguy nhiễm chéo VSV vào nước thành phẩm thông qua việc tái sử dụng vỏ bình.
+ Có 42% coliform và 91% P. aeruginosa phân lập từ NUĐC kháng chlorine. Sự phổ biến của vi khuẩn kháng chlorine cho thấy sử dụng hợp chất chlorine để khử nhiễm nguồn nước, đường ống, các bể chứa, vỏ bình tái sử dụng trong quy trình sản xuất NUĐC có thể ít hiệu quả.
+ Thử nghiệm kháng khuẩn cho thấy: Chlorine hoạt tính 10 mg/L làm giảm coliform giảm từ 3,6-5,9 log (>99,9%) sau 1-20 phút tiếp xúc và giảm P. aeruginosa từ 2,6-4,5 log (>99%) sau 1-20 phút tiếp xúc. Peracetic acid ở nồng độ 50 mg/L có thể tiêu diệt 100% chủng coliform và làm giảm từ 3,7-4,5 log P. aeruginosa sau 1-10 phút.
+ Thử nghiệm loại bỏ màng sinh học cho thấy: chlorine hoạt tính ở nồng độ khử nhiễm thường dùng hầu như không có hiệu quả loại bỏ màng sinh đơn loài của coliform và P. aeruginosa. Đối với Peracetic acid nồng độ 200 mg/L trong 30 phút tiếp xúc loại bỏ >90% sinh khối biofilm đơn loài của coliform và P. aeruginosa trong
điều kiện phòng thí nghiệm.
sốc nhiễm khuẩn; nước uống đóng chai
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN Khánh Hòa
ĐKKQ/369