- Điều kiện tự nhiên môi trường kinh tế xã hội và phát triển Quảng Bình
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thực hiện phương thức lồng ghép các phong trào văn hoá nhằm đẩy mạnh cuộc vận động TD ĐKXD ĐSVH ở thủ đô Hà Nội
- Nghiên cứu một số đặc tính kháng nguyên của các chủng Streptococcus suis phân lập được từ lợn tại Hà Nội làm cơ sở định hướng lựa chọn chủng sản xuất vacxin phòng bệnh
- Điều tra nghiên cứu quy luật phát sinh đặc tính sinh vật sinh thái học và xây dựng quy trình phòng trừ tổng hợp cào cào sống lưng vàng tại Bà Rịa - Vũng Tàu 1994-1995
- Xây dựng phương pháp dự báo độ bền và tuổi thọ của kết cấu bê tông trong môi trường biển bằng mô hình cấu trúc trung bình
- Hoàn thiện quy trình nuôi cấy mô và trồng một số giống hoa tại thành phố Đà Nẵng
- Giáo dục môi trường qua môn ngữ văn và môn địa lý ở lớp 6 & 7 trường THCS Việt Nam
- Nghiên cứu cơ sở khoa học về quy hoạch và tổ chức không gian các loại hình cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá - Thành lập tiêu chí các loại hình cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn
- Nghiên cứu chọn tạo giống lúa ngắn ngày NN75 - 10 (X1)
- Nghiên cứu tác động của quá trình thực hiện các cam kết thương mại khi Việt Nam là thành viên của WTO đối với hoạt động của Kiểm toán Nhà nước
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
137/01/2024/ĐK-KQKHCN
Nghiên cứu thực trạng nghề dệt thổ cẩm ở Đắk Lắk và đề xuất giải pháp bảo tồn phát triển
Viện Chiến lược và Chính sách dân tộc
Ủy ban Dân tộc
Tỉnh/ Thành phố
ThS. Hoàng Thị Xuân
ThS. Hoàng Thị Xuân (Chủ nhiệm); TS. Nguyễn Thị Bích Thu; TS. Nguyễn Thị Thuận; TS. Vũ Huyền Trang; TS. Lê Thị Hằng; CN. Đinh Công Duy; ThS. Ngô Thị Trinh; ThS. Dương Hiền Dịu; KS. Phạm Văn Hiếu (Thư ký); CN. Y Soa Srúk
Khoa học xã hội
01/05/2020
01/03/2023
2023
Hà Nội
152
Đánh giá được thực trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm ở Đắk Lắk hiện nay.
Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát, đánh giá thực trạng; các nguyên nhân tác động đến nghề dệt thổ cẩm ở Đắk Lắk.
- Đánh giá vai trò của phụ nữ DTTS đối với nghề dệt thổ cẩm và ứng dụng nghề thổ cẩm đối với việc phát triển kinh tế hộ tại địa phương.
- Xây dựng mô hình thí điểm bảo tồn nghề dệt thổ cẩm gắn với thương mại hóa sản phẩm (du lịch cộng đồng, thiết kế thời trang) hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình trong vùng đồng bào DTTS của Đắk Lắk.
- Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm gắn với tăng cường năng lực phát triển kinh tế hộ cho phụ nữ DTTS của tỉnh Đắk Lắk.
* Kết quả thực hiện:
- Tiến hành khảo sát điểm 03 dân tộc tại chỗ là Ê Đê, M’nông, Gia Rai, ở phạm vi 5 huyện thành phố (Buôn Ma Thuột, Cư M’gar, Lắk, Krông Bông, Ea Súp). Kết quả điều tra, khảo sát cũng cho thấy, nghề dệt thổ cẩm truyền thống tại các huyện này chưa hoàn toàn biến mất, với nỗ lực của một số phụ nữ DTTS, tâm huyết với nghề; cùng với sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, các ngành, thì nghề dệt thổ cẩm truyền thống đang có tín hiệu hồi phục đáng mừng.
- Trên kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xây dựng 03 mô hình điểm để áp dụng các giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm trong bối cảnh hiện nay. Hai dân tộc được lựa chọn xây dựng mô hình là Ê Đê ở TP. Buôn Ma Thuột, huyện Cư M’gar và dân tộc M’nông ở huyện Lắk. Mô hình đã áp dụng các giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tức là nâng cao kiến thức, kỹ năng, tay nghề của phụ nữ DTTS đối với nghề dệt thổ cẩm. Đồng thời thí điểm các giải pháp cải tiến công cụ, nguyên liệu dệt để nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng phạm vi sử dụng của vải thổ cẩm,… Kết quả từ các mô hình dù còn có những hạn chế nhất định do các yếu tố khách quan và chủ quan, nhưng cũng đã bước đầu cho chúng tôi khẳng định được các yếu tố cho bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm ở Đắk Lắk hiện nay là:
- Nâng cao chất lượng, số lượng của nhân lực tham gia vào nghề dệt thổ cẩm trong cộng đồng DTTS. Đưa nghề dệt thổ cẩm vào chương trình giáo dục địa phương để bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào với văn hóa dân tộc của con em đồng bào DTTS ở Đắk Lắk.
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào cải tiến công cụ, nguyên liệu, mẫu mã để gia tăng giá trị thổ cẩm; số hóa hoa văn thổ cẩm,…để bảo tồn được lâu dài, đáp ứng được nhu cầu thị trường đối với thổ cẩm.
- Tăng cường liên kết nghề dệt thổ cẩm với du lịch, xuất khẩu, công nghiệp sáng tạo để mở rộng thị trường tiêu thụ thổ cẩm.
- Rà soát, hoàn thiện chính sách, cơ chế đãi ngộ nghệ nhân, chính sách dạy nghề, chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất,… để tạo hành lang pháp lý cho phát triển nghề dệt thổ cẩm.
- Lồng ghép hoạt động bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm vào các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp ở địa phương.
- Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương trong vận động, tuyên truyền, định hướng, hỗ trợ đồng bào trong bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm.
- Đề xuất được những giải pháp có tính khả thi, phù hợp với thực tế trên địa bàn Đắk Lắk hiện nay.
Nghiên cứu thực trạng nghề dệt thổ cẩm ở Đắk Lắk
Trung tâm Thông tin - Ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk
ĐL40-2024-01