liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTĐL.CN-09/15

2017-02-1155

Nghiên cứu thực trạng nhiễm cúm A/H7N9 và các chủng mới khác trên gia cầm tại các tỉnh có nguy cơ cao và đề xuất giải pháp phòng chống thích hợp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch

PGS.TS. Nguyễn Thị Lan, TS. Trịnh Đình Thâu, PGS.TS. Phạm Hồng Ngân, PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh, PGS.TS. Nguyễn Hữu Nam, TS. Nguyễn Bá Tiếp, PGS.TS. Nguyễn Văn Thọ, ThS. Nguyễn Thành Trung, TS. Nguyễn Ngọc Tiến

Vi rút học thú y

07/2015

06/2017

2017

Hà Nội

133 tr.

Qua kiểm tra 16042 mẫu huyết thanh, 16042 mẫu dịch swab và 2960 mẫu nội tạng gà, vịt ngan, chim được thu thập tại các chợ của 5 tỉnh biên giới phía Bắc và 2 tỉnh miền Trung, kết luận cho đến thời điểm hiện tại: Chưa phát hiện sự lưu hành virus cúm gia cầm A/H7N9 và kháng thể H7N9 tại các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam gồm Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lai Châu, Lào Cai và Cao Bằng, 2 tỉnh miền Trung là Quảng Bình và Quảng Ngãi. Kết quả sự lưu hành của virus cúm gia cầm A/H5N6: tỷ lệ dương tính với kháng thể H5N6 chung là 15%, tỷ lệ lưu hành virus cúm gia cầm A/H5N6 với mẫu swab là 5,62%, mẫu nội tạng là 2,06%. Chưa phát hiện sự lưu hành virus cúm gia cầm A/H10N8, H9N2 và kháng thể H10N8 tại các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Riêng với kháng thể H9N2 phát hiện 176 mẫu huyết thanh dương tính chiếm tỷ lệ 5,33% tại 3 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn và Cao Bằng. Tình hình vệ sinh thú y, tiêu độc sát trùng được thực hiện tại các hộ chăn nuôi tại khu vực biên giới chưa tốt. Tỷ lệ tiêm phòng vacxin cúm gia cầm chưa cao. Kháng thể cúm gia cầm sau khi tiêm phòng vacxin cho hiệu giá bảo hộ cao đạt 85,20%. Cần thực hiện các giải pháp phòng bệnh cúm tổng hợp nhằm giảm thiệt hại cho người chăn nuôi gia cầm.

Virus cúm gia cầm; Vacxin; Virus A/H7N9

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

14345