liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTKXLC.11/17

39/KQNC

Nghiên cứu thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong vùng đồng bào dân tộc ít người trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Trường Đại học Y tế Công cộng

Bộ Y tế

Tỉnh/ Thành phố

PGS.TS Lã Ngọc Quang

PGS.TS. Lã Ngọc Quang; ThS. Dương Kim Tuấn; TS. Dương Đình Đức; TS. Đặng Vũ Phương Linh; CN. Nguyễn Văn Tuấn; BS.CK 2. Phạm Văn Mẫn; KS. Tạ Anh Hà; TS. Phạm Văn Tân; CN. Lò Thị Duyên; ThS. Lê Thị Thắm

Y tế

01/07/2017

01/10/2019

2020

Hà Nội

200

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết đang là một trong những vấn đề y tế công cộng mang tính cấp thiết tại các vùng dân tộc thiểu số trên toàn thế giới. Hiện nay, đang có một sự suy giảm chậm trong tảo hôn trên toàn cầu trong bốn thập kỷ qua, với tỷ lệ giảm từ 41,2% đến 32,7% (Harper et al. 2014). Trong khi tỷ lệ tảo hôn cao nhất trên thế giới là ở Niger 75% và Cộng hòa Chad 72%, tỷ lệ chung ở Nam Á là 46% - vượt trội so với châu Phi cận Sahara với tỉ lệ 37%. Tỷ lệ của Bangladesh là 66% cao hơn nhiều so với tỷ lệ này ở một nghiên cứu tại Ấn Độ là 47% (UNFPA 2012) [13]. 
Theo số liệu từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, cả nước có 9 tỉnh có trên 5% dân số nam 15 - 19 tuổi và 14 tỉnh có trên 5% dân số nữ 15 - 17 tuổi đã từng kết hôn. Tình trạng kết hôn của riêng nữ cũng tương tự, 23/63 tỉnh có trên 10% dân số nữ 15 - 19 tuổi đang hoặc đã từng có chồng. Các tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao nhất là nhưng tỉnh miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như: Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Kon Tum. Theo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển dân số thuộc Tổng cục DS - KHHGĐ, ở một số dân tộc thiểu số như Lô Lô, Hà Nhì, Chứt, Phù Lá, Ê Đê, Chu Ru, Si La, Pu Péo, Mông, Rơ Mân, Brâu… cứ 100 trường hợp kết hôn thì trung bình có 10 trường hợp hôn nhân cận huyết thống [1]. 
Năm 2012, Tổng cục DS - KHHGĐ thực hiện khảo sát tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở 44 xã của 9 huyện thuộc tỉnh Lào Cai, phát hiện 224 cặp kết hôn cận huyết. Trong đó, có 221 cặp là con bác lấy con dì; con chị gái lấy con em trai; cháu lấy dì; chú lấy cháu; cháu lấy cô [1]. Năm 2012, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Kon Tum tiến hành khảo sát tại 6 xã thuộc 3 huyện Sa Thầy, Ngọc Hồi và Kon Plông đã phát hiện trên 350 cặp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, trong đó có 56 cặp hôn nhân cận huyết. Nhiều chuyên gia dân số nhận định, nếu khảo sát ở các tỉnh miền núi Tây Bắc và các vùng đồng bào dân tộc ở miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Nam Bộ… thì cũng sẽ cho kết quả tương tự [1]. 
Nghèo đói, thiếu ăn, thiếu mặc, không có việc làm và tương lai mù mịt phía trước, tất cả những điều này đã trở thành một vòng luẩn quẩn ở các làng, bản, thôn, buôn có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao tại vùng dân tộc thiểu số. Theo điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2015 của Ủy ban Dân tộc cho thấy, tỷ lệ tảo hôn chung của các dân tộc thiểu số rất cao, lên đến 26,6%.  Đặc biệt, một số dân tộc có tỷ lệ tảo hôn trên 30% như: Mông 59,7%, Xinh Mun 56,3%, La Ha 52,7%, Gia Rai 42%, Raglay 38,3%, Bru-Vân Kiều 38,9%... Hôn nhân cận huyết thống có tỷ lệ 0,65%, tồn tại chủ yếu ở một số dân tộc có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và sống biệt lập như Mạ (4,41%), Mảng (4,36%), Mông (4,02%), Xtiêng (3,67%)… [3]. 
 

Tảo hôn, hôn nhân cận huyết, tỷ lệ khám chữa bệnh, bạo lực gia đình, nhóm máu, nghi ngờ hôn nhân cận huyết, đăng ký kết hôn

Trung tâm Kiểm định và Phát triển KHCN Lai Châu - ĐT

LCU- KQNC-2021-024