
- Phát triển giao thông vận tải và bưu điện năm 1993-1995 và đến năm 2000
- Nghiên cứu xây dựng mô hình thống kê để tối ưu quá trình agglomerat hóa quặng phục vụ hòa tách đống quặng urani
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo mẫu găng tay nhận dạng cử chỉ ngôn ngữ ký hiệu tiếng Việt hỗ trợ giao tiếp người câm
- Thực trạng và giải pháp khuyến tài - bồi dưỡng tài năng các dân tộc tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2020
- Xây dựng mô hình sản xuất lúa theo phương pháp thâm canh bền vững hữu cơ tại thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái
- Nghiên cứu công nghệ và thiết kế chế tạo thiết bị xử lý chất thải (nhũ) để tái sử dụng nguyên liệu nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo bộ sấy không khí của hệ thống trao đổi nhiệt nhằm tận dụng nhiệt của khí thải tăng hiệu suất lò hơi trong tổ hợp thiết bị nhiệt công suất đến 300MW
- Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thử nghiệm điện áp xung và điện áp xoay chiều tăng cao trong đánh giá tình trạng cách điện của chuỗi cách điện treo trên lưới truyền tải hệ thống điện Việt Nam
- Nghiên cứu đề xuất áp dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật để phòng tránh hạn chế những thiệt hại trong sản xuất trồng trọt (chủ yếu là cây lúa) và chăn nuôi (trâu bò lợn) do thiên tai bão lũ gây ra ở các tỉnh ven biển miền trung
- Chế tạo lõi neo cáp bê tông dự ứng lực thay thế lõi neo nhập ngoại-Nghiên cứu xác định phân tích các thông số kỹ thuật trong quá trình thấm



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
07/2021.CS
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp góp phần hạn chế vụ việc phụ nữ và trẻ em bị bạo lực xâm hại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Giang
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Cơ sở
Ths. Ngụy Thị Tuyến
CN Phạm Thị Tuyết Trinh; Ths Vũ Thị An; Ths Nguyễn Thị Hưng; CN Bà Nguyễn Thị Phương;
Xã hội học chuyên đề; Khoa học về giới và phụ nữ; Các vấn đề xã hội Nghiên cứu gia đình và xã hội; Công tác xã hội
01/01/2021
01/10/2021
2021
Bắc Giang
100
Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển đất nước, quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng đã và đang làm nảy sinh những vấn đề xã hội ảnh hưởng đến sự an toàn của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là vấn đề bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em như: Bạo lực gia đình, bạo lực học đường, xâm hại tình dục, buôn bán phụ nữ, trẻ em gây ra nhiều hậu quả nặng nề; ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nòi giống cũng như tới sự phát triển kinh tế, đảm bảo trật tự an ninh, an toàn xã hội.
Với mục tiên nghiên cứu, đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân các vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020; công tác phát hiện và giải quyết của các cơ quan chức năng. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác tham gia giải quyết vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em của Hội LHPN các cấp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hạn chế các vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em trên địa bàn tỉnh.
Kết quả Cùng với sự phát triển mọi mặt của xã hội, công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đạt được nhiều kết quả mọi mặt. Về cơ bản, nước ta có một hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em tương đối đầy đủ, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, hài hòa với pháp luật quốc tế và ứng phó kịp thời với những mối quan hệ xã hội mới, tạo hành lang pháp lý toàn diện cho công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em.
Tuy nhiên, do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, do diễn biến của loại tội phạm về bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em ngày càng phức tạp với những thủ đoạn hành vi mới. Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh, thông tin nhiều chiều được cập nhật rất nhanh qua nhiều kênh. Bên cạnh thông tin đúng, thông tin chính thống, có cả thông tin xấu, độc, có tác động không tốt đến người tiếp nhận thông tin nếu người đó chưa biết cách tự chọn lọc thông tin khi tiếp nhận mà trực tiếp là phụ nữ, trẻ em – đối tượng còn nhẹ dạ, cả tin, chưa được trang bị đầy đủ hiểu biết, nhận thức… Thực tế cho thấy, hành vi vi phạm pháp luật, hành vi bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em vẫn xảy ra tương đối nhiều trong cuộc sống dẫn đến nhiều hậu quả đau lòng. Nguy hiểm hơn, đối tượng có hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em không cần đến gần nạn nhân vẫn có thể có thủ đoạn để tiếp cận, lấy lòng tin sau đó xâm hại nạn nhân (qua Internet, qua mạng xã hội…).
Trong thời gian qua, công tác phát hiện, giải quyết vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em cơ bản đã được chính quyền, ngành chức năng quan tâm, giải quyết. Việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em đạt được những kết quả quan trọng góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cơ quan, tổ chức và toàn xã hội trong việc phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em, từ đó giúp hội viên phụ nữ và trẻ em nâng cao hiểu biết, kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác nắm bắt, giải quyết vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định. Để hạn chế, giảm thiểu các vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em đòi hỏi chính quyền, ngành chức năng cần xây dựng và đồng bộ thực hiện các giải pháp mang tính chất hệ thống nhằm nâng cao chất lượng ở tất cả các khâu: tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng mọi mặt của phụ nữ, trẻ em và nhân dân; tiếp nhận, xử lý, giải quyết vụ việc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân trước mắt và lâu dài. Trong chu trình thực hiện đó, cần có cơ chế cụ thể để tổ chức Hội LHPN tham gia phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội, hỗ trợ công tác giải quyết vụ việc của cơ quan chức năng đồng thời đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em.
Giải pháp góp phần hạn chế bạo hành phụ nữ và trẻ em
Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang
NVCS92/2021