
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy ép chấn tôn 1200T dùng trong đóng tàu thuỷ cỡ lớn - Điều tra đánh giá công nghệ của một số nhà máy
- Phát triển thủy sản hàng hóa tập trung tại các khu vực đất mới chuyển đổi ở các huyện trong tỉnh
- Điều tra dịch tễ học Tìm các giải pháp khoa học công nghệ để dập tắt bệnh nhiệt thán trâu bò có hiệu quả lâu dài trên đất Hà Tĩnh
- Nghiên cứu giải pháp phát triển hệ thống các trung tâm dịch vụ logistics tại thành Phố Cần Thơ và vùng phụ cận
- Nghiên cứu chế tạo sản phẩm chịu lửa định hình hệ cacbua silic (SiC) liên kết nitrua silic (Si3N4) dùng cho lò công nghiệp
- Uy tín của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý đã được đào tạo bồi dưỡng ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh từ đổi mới đến nay
- Tạo giống lúa thơm bằng chỉ thị phân tử
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng cơ chế ký quỹ môi trường đối với các dự án có tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm sự cố môi trường cao
- Định hướng tổ chức hoạt động và các giải pháp nhằm hoàn thiện vai trò của thương mại nhà nước trong phát triển thương mại TpHCM: Đề tài nghiên cứu
- Ảnh hưởng của caspase-3 và các đột biến tại đầu C lên cấu trúc và sự tự ngưng tụ của các peptide amyloid beta



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
07/GCN-TTKHCN
Nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori ở trẻ viêm, loét dạ dày-tá tràng từ 6-15 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Bộ Y tế
Tỉnh/ Thành phố
GS.TS.BS Nguyễn Trung Kiên
ThS.BS. Trần Đức Long, GS.TS.BS. Trần Đỗ Hùng, ThS.BS.CKII. Ông Huy Thanh, ThS.BS. Nguyễn Thị Thu Cúc, TS.BS. Nguyễn Hồng Phong, TS.BS. Lê Thị Thúy Loan, ThS.BS. Nguyễn Phan Hải Sâm, ThS. Võ Nhật Ngân Tuyền.
10/2021
9/2023
2024
Cần Thơ
126
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ nhiễm Helicobacter pylori, các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hiệu quả điều trị tiệt trừ dựa theo sự nhạy cảm kháng sinh và xác định các đột biến điểm trên gen 23S rARN và gen gyrA bằng kỹ thuật giải trình tự gen để tìm ra đột biến điểm kháng clarithromycin và levofloxacin của Helicobacter pylori ở bệnh nhi viêm, loét dạ dày-tá tràng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 232 bệnh nhi viêm, loét dạ dày-tá tràng tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ từ tháng 09/2021-05/2023. Chúng tôi tiến hành nội soi tiêu hóa trên chẩn đoán viêm, loét dạ dày tá tràng, sinh thiết niêm mạc dạ dày làm xét nghiệm urease test, mô bệnh học và nuôi cấy để chẩn đoán, sau đó điều trị tiệt trừ dựa theo sự nhạy cảm kháng sinh và giải trình tự gen tìm chủng kháng thuốc, cuối cùng đánh giá hiệu quả điều trị tiệt trừ bằng test hơi thở.
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ viêm, loét dạ dày-tá tràng là 32,8% dựa trên xét nghiệm nuôi cấy. Kết quả điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori thành công là 84,5%. Giải trình tự gen 23S rARN phát hiện các đột biến liên quan đến đề kháng clarithromycin, chúng tôi ghi nhận: 100% có đột biến điểm trên gen 23s-rARN với 08 loại đột biến điểm được xác định. Trong đó, A2143G chiếm tỷ lệ cao nhất là 91,5%, A2142G chiếm 1,7% và không có đột biến A2143C. Chỉ có đột biến A2143G có liên quan với kiểu hình đề kháng CLA được xác định bằng Etest (p=0,007). Đối với gen gyrA, 54,5% có đột biến điểm trên gen gyrA với 07 loại đột biến điểm được xác định. Trong đó, N87K chiếm tỷ lệ cao nhất là 38,2%, kế đến là D91G chiếm 7,3%. Không tìm thấymối liên quan giữa đột biến gen gyrA với các đặc điểm tuổi, giới tính, bệnh DD-TT và kiểu hình đề kháng LEV được xác định bằng Etest (p>0,05).
Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Cần Thơ
CTO-2024-07