- Kiến nghị về một số chiến lược và giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt nam (tập III)
- Nghiên cứu quy trình ứng dụng một số kỹ thuật hồi sức hô hấp hiện đại trong cấp cứu điều trị bệnh nhân suy hô hấp cấp nặng nhằm đối phó với dịch cúm
- Xây dựng phương pháp thử đánh giá độ rủ của vải
- Nghiên cứu một số giải pháp khoa học công nghệ nhằm phát triển sản xuất mía nguyên liệu đạt năng suất cao chất lượng tốt phục vụ đổi mới cơ cấu mùa vụ và cung cấp ổn định mía nguyên liệu cho các nhà máy đường tại vùng khô hạn Miền Trung - Chuyên đề: Nghi
- Nghiên cứu thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp của thanh niên Việt Nam hiện nay
- Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bùn thải nhà máy XLNT Bình Hưng bằng mô hình đống ủ thông khí cưỡng bức có phối trộn vật liệu hữu cơ
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất và ứng dụng chế phẩm oligosaccharid (oligochitin và oligochitosan) để bảo quản sau thu hoạch nguyên liệu thủy sản đánh bắt xa bờ
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất muối sạch trong sản xuất muối tại Bình Định
- Nghiên cứu phát triển vùng dược liệu đặc hữu miền Tây Nam bộ (Rau đắng đất Thù lù Ngải Zingiberaceae và vài dược liệu khác từ sàng lọc) đạt chuẩn GACP phục vụ sản xuất đông dược trong nước và hướng tới xuất khẩu
- Xây dựng chương trình bộ môn địa phương học giảng dạy chính khóa trong nhà trường chuyên nghiệp
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
TTH.2016-KC.09
171
Nghiên cứu tình hình đột quỵ và xây dựng mô hình can thiệp dự phòng dựa vào cộng đồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược
UBND Tỉnh Thừa Thiên–Huế
Tỉnh/ Thành phố
PGS.TS.BS. Đoàn Phước Thuộc
ThS.BS. Nguyễn Thị Hường; GS.TS.BS. Huỳnh Văn Minh; PGS.TS.BS. Nguyễn Minh Tâm; PGS.TS.BS. Hoàng Anh Tiến; PGS.TS.BS. Lê Chuyển; PGS.TS.BS. Nguyễn Đình Toàn; BS. Đoàn Phạm Phước Long; ThS. Trần Thị Thanh Nhàn; BS. Nguyễn Thị Phương Thảo; KS. Nguyễn Minh Huy; CN. Nguyễn Thị Thúy Hằng; ThS. Dương Thị Hồng Liên; BS. Lê Đức Huy; BS. Nguyễn Thị Hồng Nhi; BS. Phan Thị Thùy Linh; ThS. Nguyễn Mậu Lợi; CN. Hoàng Thị Hồng Nhung; ThS. Nguyễn Ninh Giang; CN. Hoàng Thị Kim Ngọc; CN. Lê Quang; BSCKI. Trần Phước Nguyên; YS. Phùng Thị Vân; BS. Trần Công Hữu; BS. Võ Truyền; BS. Dương Huyên; BSCKI. Mai Hữu Thiện Bổn; BS. Nguyễn Thị Nga; BS. Nguyễn Thị Ánh Nhỡn.
Khoa học y, dược khác
01/05/2018
01/10/2020
2020
Thừa Thiên Huế
174
1. Triển khai áp dụng mô hình can thiệp tại các cơ sở y tế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
2. Tổ chức cung cấp dịch vụ thăm khám, xét nghiệm, điều trị, quản lý các bệnh lý không lây nhiễm nguy cơ đột quỵ tại Trạm Y tế xã/phường theo khuyến cáo của Bộ Y tế; Tập huấn liên tục, cập nhật kiến thức cho cán bộ Trạm Y tế xã/phường, xây dựng danh mục thuốc đầy đủ để điều trị các bệnh không lây nhiễm cho tuyến xã theo hướng dẫn của Bộ Y tế để đáp ứng điều trị. Cung cấp gói xét nghiệm thường quy và danh mục khám tại các cơ sở y tế để kiểm soát mức độ nguy cơ đột quỵ.
3. Tổ chức ngày đo huyết áp/tháng và ngày thử glucose máu nhanh/3-6 tháng kết hợp tư vấn cho người dân tại các cộng đồng; Khuyến cáo người dân chủ động kiểm tra huyết áp, thử glucose máu tại TYT xã/phường, y tế thôn tổ và xét nghiệm lipide máu, thăm khám điều trị các bệnh lý nguy cơ định kỳ.
4. Định kỳ tổ chức truyền thông phòng chống đột quỵ, thay đổi hành vi lối sống, chế độ ăn uống, hành vi tự chăm sóc và chủ động tiếp cận dịch vụ tư vấn khám điều trị bệnh lý nguy cơ đột quỵ thuận lợi nhất.
Trong những năm tới:
1. Định kỳ tổ chức khám sàng lọc các bệnh không lây nhiễm để phát hiện sớm những người có nguy cơ đột quỵ cao, trên cơ sở đó khám, điều trị và theo dõi quản lý tốt những đối tượng nguy cơ cao và rất cao.
2. Có chính sách áp dụng thường quy định kỳ 3-6 tháng khi thăm khám bảo hiểm y tế đối với các xét nghiệm glucose máu, lipide máu và đo ECG để phát hiện bệnh lý nguy cơ đột quỵ hiện nay có tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng nhưng không được phát hiện sớm. Phát triển các gói khám, xét nghiệm nhằm ước tính nguy cơ đột quỵ cá nhân theo biểu đồ tính nguy cơ cá nhân hằng năm.
3. Phát triển mạng lưới phòng chống đột quỵ trong toàn tỉnh, từ TYT xã/phường, Trung tâm Y tế huyện/thành phố để triển khai thường xuyên hoạt động dự phòng và phát hiện sớm, can thiệp sớm đột quỵ.
4. Triển khai nghiên cứu tiếp theo nhằm phát triện sớm đột quỵ và tiếp cận trung tâm đột quỵ Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế trong “thời gian vàng”.
5. Mở rộng nghiên cứu đến các Tỉnh trong khu vực có nhu cầu: Phối hợp với Sở Y tế Quảng Bình, CDC Quảng Trị và Sở Y tế Đà Nẵng để nghiên cứu dự báo nguy cơ đột quỵ 10 năm tới tại các tỉnh này. Trên cơ sở đó, có thông tin dữ liệu để đưa ra các chính sách ở quy mô lớn hơn khu vực Miền Trung.
Đột quỵ; Xây dựng mô hình can thiệp
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ
171