liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Nghiên cứu tình hình ô nhiễm vi sinh vật trong không khí tại các kho lưu trữ ngành lương thực thực phẩm và đề xuất biện pháp bảo vệ an toàn cho người và nguyên vật liệu

Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ

UBND TP. Hồ Chí Minh

Tỉnh/ Thành phố

ThS. Trần Ngọc Lam Tuyền, ThS. Nguyễn Thành Luân

Công nghệ sinh học môi trường khác

2016

TP. Hồ Chí Minh

79 tr.

Thực hiện thử nghiệm lấy mẫu và phân tích định lượng - định danh đối với vi khuẩn hiếu khí và nấm mốc tại hai kho lương thực trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là kho lúa L2 - Công ty Bột mì Bình Đông và kho gạo Thanh Hùng vào thời điểm mùa khô, mùa mưa và giao mùa với ba thời điểm lấy mẫu khác nhau trong ngày. Kết quả thử nghiệm cho thấy mật độ vi sinh vật tại hai kho có xu hướng giảm từ sáng sang chiều, từ mùa khô qua mùa mưa, mật độ vi khuẩn hiếu khí luôn cao hơn mật độ nấm mốc. Đối với nấm mốc, tại hai kho đều có kết quả thử nghiệm đạt quy chuẩn tham khảo QCVN 01-15:2010/BNNPTNT và đạt không khí sạch khi so sánh với tiêu chuẩn Liên Bang Nga. Trong khi đó, đối với vi khuẩn hiếu khí, cả hai kho được đánh giá là không khí bẩn khi so sánh với tiêu chuẩn Safir mặc dù một số kết quả mật độ đạt quy chuẩn tham khảo QCVN 01-15:2010/BNNPTNT. Kết quả định danh cho thấy tất cả các mẫu phân lập đều là vi khuẩn Gram âm. Trong đó, ngoài một số vi khuẩn có lợi như Xenorhabdus nematophilus, xuất hiện vi khuẩn gây bệnh cơ hội như như E.coli, Pragia fontium; một số loài vi khuẩn gây hại như Salmonella typhi, Aeromonas salmonicida subsp salmonicida, Edwardsiella ictaluri, Vibrio cincinnatiensis, Burkholderia pseudomallei, Yersinia mollaretii….. Đồng thời nấm mốc chủng Aspergillus flavus chiếm đa số. Độ đa dạng của vi khuẩn và nấm mốc theo mùa tại từng kho không có sự chênh lệch lớn.

Ô nhiễm vi sinh vật; Kho lưu trữ; Lương thực thực phẩm

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

HCM-0062-2018