- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo thiết bị đo mòn và hệ số ma sát của vật liệu bằng phương pháp (chốt trên đĩa)
- Chế tạo và đặc tính quang của vật liệu cấu trúc nanô đa dạng chứa ion Eu (III) trên nền vanađat và phốt phát
- Đổi mới nâng cao chất lượng công tác thi đua khen thưởng ngành lao động - thương binh và xã hội
- Tổng hợp vật liệu khung hữu cơ lưỡng kim loại M/Ti-MOF (M:Fe Ni Co; Cu) và ứng dụng trong xúc tác quang hóa phân hủy Rhodamine B
- Văn học Việt Nam sau năm 1986 trong kỉ nguyên toàn cầu hóa
- Ứng dụng khoa học công nghệ trong dự tính dự báo và sử dụng chế phẩm sinh học để phòng trừ một số sâu chính hại rừng tại Thanh Hoá
- Xây dựng mô hình sinh sản nhân tạo giống cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus) tại Hải Phòng
- Lập phương án sử dụng điện hợp lý và có hiệu qủa giai đoại 198819891990 và đến 1991-1995 Kiến nghị chính sách sử dụng điện
- Xây dựng quy trình nung khử ilmenit và tách sắt kim loại để thu sản phẩm titandioxit 92-94
- Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vải chức năng ứng dụng trong lĩnh vực thể thao (áo Polo) từ sợi I-Cool Aerocool
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
2023-04/KQNC-CS
Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và hiệu quả can thiệp chế độ dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng năm 2021
Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng
UBND Tỉnh Lâm Đồng
Cơ sở
BS.CKII. Phan Thạch Khuê
ThS. Lưu Xuân Ninh; BS. CKI. Nguyễn Thị Ngọc Bé; BS. Nguyễn Thị Sinh; BS.CKII. Nguyễn Xuân Tạo; BS.CKI. Huỳnh Quốc Khởi; BS. Hoàng Văn Mạnh; ThS. Vũ An Khang; CN. Lê Thị Hồng Lĩnh; CN. Vũ Thị Hằng
Tiêu hoá và gan mật học
01/01/2021
01/11/2022
2022
Đà Lạt, Lâm Đồng
97
Bệnh nhân BTMT ngày càng được chăm sóc tốt hơn về nhiều phương diện, tuổi thọ của bệnh nhân ngày càng được nâng cao và tiên lượng bệnh có cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân BTMT vẫn còn cao. Tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân BTMT là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến diễn tiến bệnh, kết quả điều trị và tiên lượng của bệnh. Suy dinh dưỡng (SDD) còn là hậu quả của việc tiết chế ăn uống và tình trạng biếng ăn kéo dài, nhiễm trùng tái diễn, mất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình lọc máu, kèm theo các yếu tố liên quan đến tâm lý, xã hội như mệt mỏi sau lọc thận, trầm cảm, gánh nặng về kinh tế... [28] Bên cạnh đó SDD còn là yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, chậm lành vết thương, cũng như tăng nguy cơ tử vong do tai biến tim mạch ở nhóm bệnh nhân BTMT lọc máu có chu kỳ [68], [71].
Mặc dù tỷ lệ SDD ở bệnh nhân BTMT có lọc máu cao, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, kinh tế xã hội nhưng những nghiên cứu về SDD cũng như ảnh hưởng của SDD trên bệnh nhân BTMT còn rất hạn chế. Đa số các trường hợp SDD hiện nay chỉ được điều trị như một tình trạng SDD đơn thuần [57]. Cho tới hiện nay, tuy có nhiều phương pháp đánh giá về dinh dưỡng nhưng vẫn chưa có tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán tình trạng SDD. Vì vậy, việc điều trị bệnh nhân BTMT có SDD là thách thức lớn đối với ngành y tế.
Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của bệnh nhân BTMT và sử dụng nhiều công cụ đánh giá khác nhau. Tuy nhiên, chưa có một công cụ đánh giá TTDD nào tối ưu cho bệnh nhân BTMT. Để nâng cao chất lượng chăm sóc điều trị đồng thời cũng là tiền đề cho những nghiên cứu về dinh dưỡng và tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân sau này. Nghiên cứu: “ Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và hiệu quả can thiệp chế độ dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ năm 2021” được tiến hành với các mục tiêu:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng năm 2021.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng năm 2021.
3. Đánh giá kết quả can thiệp chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng năm 2021.
Thận mạn tính; dinh dưỡng
Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ Lâm Đồng
LDG-2023-004