
- Tham nhũng và phòng chống tham nhũng trong khu vực tư ở Việt Nam
- Nghiên cứu giá trị của sự phục hồi đoạn ST trong việc đánh giá hiệu quả của điều trị tái tưới máu cơ tim và tiên lượng bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp
- Nghiên cứu xây dựng mô hình website thương mại điện tử hiện đại áp dụng công nghệ tiên tiến phục vụ phát triển ngành công thương
- Nghiên cứu nhân giống vô tính và sản xuất sinh khối rễ cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis et Grushvo)
- Thể chế sửa chữa lớn các thiết bị xếp dỡ cảng Hải Phòng (đề mục 2 đề tài 34010306)
- Nghiên cứu chọn các dòng Keo và Bạch đàn chống chịu bệnh có năng suất cao phục vụ trồng rừng kinh tế
- Giải pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp của người lao động tỉnh Vĩnh Long đáp ứng nhu cầu cách mạng công nghiệp 40
- Đánh giá thực trạng nguyên nhân sạt lở bờ sông Gò Gia trên địa bàn huyện Cần Giờ và đề xuất các giải pháp nhằm ngăn ngừa
- Xây dựng bản đồ GIS phục vụ du lịch tỉnh Bình Định
- Sản xuất cao nấm men giàu lipid từ nấm men Lipomyces starkeyi chọn lọc qua đột biến ngẫu nhiên



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
140/04/2024/ĐK-KQKHCN
Nghiên cứu tổng hợp keo chịu nước, thân thiện với môi trường từ nguyên liệu dầu vỏ hạt điều phục vụ trong công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tỉnh/ Thành phố
ThS. Nguyễn Thị Trịnh
ThS. Nguyễn Thị Trịnh (Chủ trì), Ths. Nguyễn Thị Hằng (Thư ký), TS. Nguyễn Tử Kim, TS. Nguyễn Bảo Ngọc, TS. Nguyễn Duy Vượng, KS. Lưu Quốc Thành, ThS. Hoàng Thị Tám, ThS. Nguyễn Trọng Nghĩa, TS. Nguyễn Thị Phượng, ThS. Phạm Thị Thanh Miền
Khoa học kỹ thuật và công nghệ
03/2022
12/2023
2024
Hà Nội
94
Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu tổng quát:
Tạo ra được một loại keo dán sinh học từ dầu vỏ hạt điều dùng để sản xuất ván dán, góp phần đa dạng hoá sản phẩm, giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được hiện trạng nguồn nguyên liệu, tình hình khai thác, chế biến điều, dầu vỏ hạt điều (DVHĐ) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và một số vùng lân cận;
- Xây dựng được 01 quy trình tổng hợp keo dán từ dầu vỏ hạt điều;
- Tạo được 50 kg keo dán từ dầu vỏ hạt điều và 0,5m3 ván dán sử dụng keo từ dầu vỏ hạt điều đáp ứng các yêu cầu cho sản xuất đồ mộc;
- Xây dựng được 01 mô hình sản xuất ván dán sử dụng keo từ dầu vỏ hạt điều quy mô 400m3/năm.
Kết quả thực hiện:
1. Đề tài đã tiến hành điều tra khảo sát tại một số doanh nghiệp về trồng, khai thác, chế biến và đánh giá khả năng sử dụng nguyên liệu từ DVHĐ. Kết quả cho thấy, diện tích trồng điều tại Đắk Lắk và các tỉnh lân cận là rất lớn, sản phẩm DVHĐ chủ yếu được xuất thô đi các nước và chưa có chế biến sử dụng nguyên liệu này trong nước một cách hiệu quả.
2. Đề tài đã nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ tạo keo dán . Kết quả thí nghiệm phân tích và lựa chọn bước đầu các thông số công nghệ tạo keo như sau: Tỷ lệ nguyên liệu DVHĐ thay thế cho phenol: 25%; thời gian nấu: 150 phút trong đó thời gian phản ứng tạo keo là 80 phút; nhiệt độ nấu: 800C; tốc độ khuấy: 70 vòng/ phút; Các thông số công nghệ ép ván: nhiệt độ ép 1200C, thời gian ép 15 phút/mẻ, áp lực ép 1,2MPa, lượng keo tráng 120g/m2 bề mặt cho kết quả ván dán đạt chất lượng đạt các yêu cầu sử dụng trong điều kiện môi trường ngoài trời, chịu âm khắc nghiệt (môi trường loại 3 theo ASTM D3043-17 và TCVN 8328-2).
3. Đề tài đã xây dựng quy trình công nghệ tạo keo dán từ DVHĐ quy mô thí nghiệm 50kg/mẻ tại thiết bị nấu keo của xưởng thực nghiệm – Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng.
4. Đề tài đã đề xuất 01 mô hình sản xuất keo dán phù hợp với quy mô sản xuất 400m3ván dán/năm (tương đương khoảng 500 tấn keo/năm) với bản vẽ và hệ thống máy móc thiết bị chính. Đề tài cũng đã dự tính sơ bộ giá thành của 1kg keo dán là khoảng 14.284 đồng cũng như so sánh lợi ích của việc sản xuất keo dán từ DVHĐ để làm cơ sở tham khảo cho các đơn vị có nhu cầu sản xuất loại keo này.
Trung tâm Thông tin - Ứng dụng KH&CN tỉnh Đắk Lắk
ĐL40-2024-04