liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

2017-02-980

Nghiên cứu tuyển chọn giống gốc ghép mới cho cây có múi tại các tỉnh phía Bắc

Viện nghiên cứu rau quả

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ

ThS. Phạm Ngọc Lin

ThS. Nguyễn Thị Ngọc Ánh, TS. Nguyễn Thị Tuyết, KS. Nguyễn Thị Thúy, KS. Nguyễn Văn Trọng, ThS. Bùi Thanh Liêm, ThS. Nguyễn Ngọc Tú, ThS. Vũ Văn Tùng

Cây rau, cây hoa và cây ăn quả

07/2012

12/2016

2017

Hà Nội

172 tr.

Điều tra, thu thập và lưu giữ tập đoàn giống gốc ghép, gồm 2 hoạt động: Điều tra thu thập một số loại gốc ghép trong cả nước; Xây dựng và lưu giữ vườn tập đoàn giống gốc ghép. Tuyển chọn các giống gốc ghép, gồm 5 hoạt động: Đánh giá khả năng sinh trưởng của gốc ghép trong vườn ươm; Đánh giá khả năng chống chịu bệnh Phytophthora sp của các loại gốc ghép; Đánh giá khả năng chống chịu hạn của các loại gốc ghép; Đánh giá nhanh khả năng tiếp hợp của các loại gốc ghép và cành ghép; Đánh giá khả năng sinh trưởng của các tổ hợp ghép có triển vọng ngoài đồng ruộng. Nghiên cứu một số biện pháp nhân giống gốc ghép phục vụ sản xuất, gồm 2 hoạt động: Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt; Nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Xây dựng mô hình trồng khảo nghiệm tại Thủy Xuân Tiên - Chương Mỹ - Hà Nội: Bố trí thí nghiệm: Gồm 3 mô hình được bố trí tuần tự không nhắc lại: + Mô hình trồng cam Xã Đoài ghép trên các gốc gốc Bưởi chua, Trấp, cam Voi, Citrange Troyer; + Mô hình trồng Quýt Đường canh trên các gốc Bưởi chua, Trấp, cam Voi, Citrange Troyer; + Mô hình trồng bưởi Diễn trên các gốc ghép Bưởi chua, Citrange Troyer. Các mô hình được áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật mới: cắt tỉa, bón phân, tưới nước và sử dụng chất điều tiết sinh trưởng,.... Quản lý theo hướng quản lý cây trồng tổng hợp. Các bước thực hiện công việc chung cho các mô hình như sau: Chọn địa điểm xây dựng mô hình: Mô hình được bố trí tại 2 hộ gia đình là ông Nguyễn Văn Ưu và ông nguyễn Hữu Bảo thuộc Xã Thủy Xuân Tiên, Chương Mỹ, Hà Nôi. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: Khả năng sinh trưởng của cây: Đo chiều cao cây, đường kính gốc của các cây thí nghiệm; Kích thước các đợt lộc: Mỗi lần nhắc lại theo dõi 30 cành lộc, phân bố đều theo các hướng khác nhau, tiến hành đo khi lộc ổn định; Tình hình sâu bệnh hại: mức độ gây hại của một số sâu bệnh hại chính: quan sát, phát hiện, thu thập mẫu sâu hại định kỳ tháng/lần. Quan sát toàn bộ cây để phát hiện những dấu vết hoặc triệu chứng bị hại như nhện đỏ, rệp muội, sâu đục thân, vẽ bùa, loét và chảy gôm, bệnh vàng lá.

Cây ăn quả; Cây có múi

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

14170