Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

2017-02-1302

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám để theo dõi đánh giá hoàn thiện và nâng cao độ chính xác của công tác dự báo ngập lụt phục vụ công tác quản lý phòng chống lũ lụt vùng hạ du các sông

Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực sông biển

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ

PGS.TS. Nguyễn Thanh Hùng

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, PGS.TS. Trương Văn Bốn, TS. Nguyễn Đăng Giáp, TS. Phạm Quang Sơn, TS. Lâm Đạo Nguyên, TS. Doãn Tiến Hà, ThS. Nguyễn Văn Tuấn, ThS. Nguyễn Hiệp, ThS. Trần Tuấn Ngọc, ThS. Vũ Đình Cương

Kỹ thuật môi trường và địa chất, địa kỹ thuật

01/2015

06/2017

2017

Hà Nội

285 tr.

Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quản lý ngập lụt khu vực nghiên cứu. Nghiên cứu quy trình xử lý ảnh viễn thám và cập nhật kết quả trong hệ thống giám sát ngập lụt. Xây dựng mô hình dự báo ngập lụt kết hợp công nghệ viễn thám GIS. Đào tạo và chuyển giao công̣ nghệ ứng dụng công nghệ viễn thám GIS và mô hình thủy văn thủy lực dự báo ngập lụt. Phân tích, xử lý các ảnh quang học thu thập được trên lưu vực từ năm 1998 đến nay trên cơ sở ứng dụng các phần mềm xử lý ảnh tiên tiến hiện nay. Khu vực nghiên cứu bị ảnh hưởng mây rất lớn, các dữ liệu ảnh thu nhận được chủ yếu là ảnh sau lũ (ảnh Landsat), ảnh trùng thời gian lũ thì độ phân giải nhỏ (MODIS) khó thực hiện cho việc chiết tách thông tin ngập lụt. Việc xử lý ảnh quang học phục vụ thành lập bản đồ ngập lụt với nhiều công đoạn phức tạp, trên cơ sở tổng hợp nghiên cứu đã đưa ra quy trình chung cho xử lý ảnh quang học phục vụ thành lập bản đồ ngập lụt. Áp dụng thành công các phương pháp xử lý ảnh radar phục vụ thành lập bản đồ ngập lụt. Các phương pháp lọc, khử nhiễu cho các loại ảnh như AlosPALSAR, Sentinel,… đều được xử lý dựa trên các phần mềm thông dụng. Kết quả xử lý, phân tích ảnh cho thấy mặt nước phản xạ rất yếu nên thường dễ nhận dạng trên ảnh radar do tông màu rất tối. Đưa ra quy trình xử lý ảnh radar thành lập bản đồ ngập lụt, đây là những bước xử lý kỹ thuật quan trọng có thể áp dụng nghiên cứu cho các lưu vực khác. Ứng dụng nhiều mô hình toán để giải quyết bài toán của toàn lưu vực sông từ thượng nguồn tới cửa sông, ven biển: mô hình MIKE NAM tính toán tổng hợp dòng chảy lũ từ mưa, mô hình MIKE 11 tính toán thủy lực lũ trên các tuyến sông, mô hình MIKE 21 tính toán thủy lực lũ tràn đồng và mô hình kết nối MIKE FLOOD. Xây dựng phần mềm tích hợp bộ mô hình dự báo lũ với phần mềm CSDL có ứng dụng Web GIS cho phép tạo lập được bộ công cụ dự báo ngập lụt lưu vực hoàn thiện từ tính toán mô phỏng dự báo ngập lụt với các kịch bản mưa, lũ thượng nguồn đến tính toán ước lượng được thiệt hại của lưu vực giúp cơ quan quản lý lũ chủ động hơn trong việc đối phó với thiên tai lũ lụt. Kết quả phân tích ảnh viễn thám trong giai đoạn 2008 - 2016 cho thấy: Trên lưu vực có nhiều biến động với sự xuất hiện của nhiều công trình xây dựng mới như các khu công nghiệp, đường cao tốc đang được xây mới. Diện tích cây bụi chuyển đổi thành đất xây dựng là 325,84 ha, cây bụi thành khu dân cư 18296,6ha. Khi hạ tầng nông thôn, đô thị phát triển thì quá trình lũ và ngập lụt trên lưu vực có thể có sự thay đổi lớn, thậm chí làm giảm khả năng thoát lũ ở các khu vực này. Trong giai đoạn 2008 - 2016, diện tích đất rừng chuyển đổi thành đất trống là 21334,75ha (4,25%), tổng diện tích đất rừng giảm xuống còn 18397, điều này cho thấy đã có sự chuyển đổi đất rừng sang loại hình đất khác hoặc có sự khai thác và trồng mới rừng trong khoảng thời gian này.

Viễn thám; GIS; Ngập lụt; Lũ lụt

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

14492