- Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn về thuật ngữ định nghĩa cho IPv6
- Phát triển một số giống cam bưởi chất lượng cao tại huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn
- Nghiên cứu chế tạo chế phẩm sinh học từ hành tây ớt chuông cà chua giúp tăng cường bảo quản rau củ quả
- Nghiên cứu các mô hình đánh giá mức độ phát triển của đô thị thông minh bền vững
- Nghiên cứu chọn tạo giống mới chịu hạn cho miền Trung Đông Nam Bộ và Tây Nguyên - Các sản phẩm của đề tài
- Các giải pháp phát triển kinh tế vùng miền núi Bắc miền Trung (qua khảo sát các tỉnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên Huế)
- Nghiên cứu chỉnh lý bảo quản xây dựng hồ sơ khoa học và phát huy giá trị lịch sử văn hóa di tích di vật địa điểm đường hầm và bãi xe ngầm tại 36 Điện Biên Phủ năm 2020
- Phát triển quy trình sàng lọc nhanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ ngô và đậu nành biến đổi gen bằng phương pháp duplex PCR
- Đánh giá dư lượng Tributyltin trong trầm tích ở các cảng trên sông Sài Gòn và tác động của chúng lên đa dạng sinh học quần xã tuyến trùng
- Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhân rộng mô hình nuôi một số giống cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao tại huyện Đức Thọ
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
47
Nghiên cứu ứng dụng một số chế phẩm chứa nano bạc phòng trừ bệnh hại và làm tăng năng suất trên một số loại rau tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Khoa học Kỹ Thuật miền Nam
UBND Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Tỉnh/ Thành phố
ThS. Chu Trung Kiên
ThS. Chu Trung Kiên; ThS. Nguyễn Hiếu Hạnh ; ThS. Lê Thị Thanh ; KS. Trần Anh Tuấn ; KS. Hồ Thị Thanh Huyền ; KS. Huỳnh Hữu Tín ; KS. Trần Thị Thiên Hương ; KS. Lê Minh Tâm
Bảo vệ thực vật
01/12/2017
01/08/2020
2020
Bà Rịa - Vũng Tàu
117
Bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum và bệnh thán thư do nấm Colletotrichum capsici được nông hộ xác định là những bệnh hại chính trên cây ớt cay. Bệnh giả sương mai do nấm Pseudoperonospora cubensis và bệnh phấn trắng do nấm Erysiphe cichoracearum được nông hộ xác định là những bệnh hại chính trên cây bí đao chanh và cây dưa leo. Ngoài ra, bệnh chảy nhựa đen thân do nấm Phoma cucurbitacearum cũng được xác định là bệnh hại quan trọng trên cây bí đao chanh.
Nông hộ trồng rau ăn quả đã sử dụng 8 loại là hóa chất trừ nấm bệnh để phun cho cây rau, trong đó có 3/8 loại chứa nhóm Carbamate, 2/8 loại chứa nhóm Triazole, 1/8 loại chứa nhóm Lân hữu cơ, 1/8 loại chứa nhóm Chlo hữu cơ, và 1/8 loại chứa nhóm kháng sinh.
Ngâm hạt giống dưa leo, ớt cay, và bí đao chanh với nano bạc ở nồng độ 2,0 – 3,0 ppm có khả năng làm tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt, chiều dài rễ và chiều cao cây giống.
Mifum 0.6SL ở nồng độ từ 60 – 80 ppm có khả năng kiểm soát 78 - 82% bệnh giả sương mai trên lá cây dưa leo, 79 - 84% bệnh thán thư trên cây ớt, 82 - 85% bệnh phấn trắng trên lá và trên 84% chảy nhựa đen thân trên cây bí đao chanh ở thời điểm 7 ngày sau phun và duy trì ở mức cao hơn Endophyte ở cùng nồng độ phun tại thời điểm 14 ngày sau phun.
Phun Mifum 0.6SL với nồng độ nano bạc 60 ppm định kỳ 10 ngày/lần từ thời điểm 10 – 20 ngày sau trồng sau đó phun thường xuyên 7 ngày/lần cho đến 55 ngày sau trồng đối với cây dưa leo; Định kỳ 15 ngày/lần từ thời điểm 15 - 45 ngày sau trồng sau đó phun thường xuyên 10 ngày/lần cho đến 95 ngày sau trồng đối với cây ớt cay; Định kỳ 15 ngày/lần từ thời điểm 15 - 30 ngày sau trồng sau đó phun 96 thường xuyên 10 ngày/lần cho đến 100 ngày sau trồng đối với cây bí đao chanh có khả năng phòng trừ bệnh trong suốt vụ. Mức giảm thất thoát năng suất thương phẩm do bệnh cao hơn so với sử dụng hóa chất trừ nấm bệnh, lãi ròng cao hơn hoặc tương đương với phun hóa chất, và không để lại dư lượng kim loại Ag trong quả.
Áp dụng quy trình sử dụng Mifum 0.6SL phòng trừ bệnh hại trên cây dưa leo, cây ớt cay, và cây bí đao chanh có khả năng quản lý hiệu quả các bệnh hại chính trên cây trong suốt vụ. Năng suất thương phẩm cao hơn trên 7%, lãi ròng cao hơn trên 9 triệu đồng/ha so với sử dụng hóa chất trừ nấm bệnh theo kinh nghiệm của nông hộ và không để lại dư lượng kim loại Ag trong quả.
chế phẩm ; nano bạc ;phòng trừ;bệnh hại; tăng năng suất;rau
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH&CN
BTU-2021-003