liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Nghiên cứu ứng dụng vật liệu keo tụ sinh học gel từ hạt cây bò cạp vàng (Cassia fistula) để xử lý màu trong nước thải dệt nhuộm

Trường đại học Thủ Dầu Một

UBND Tỉnh Bình Dương

Cơ sở

TS. Hoàng Lê Thụy Thùy Trang

TS. ĐÀO MINH TRUNG; ThS. Trần Thanh Nhã

Khoa học tự nhiên

01/06/2020

01/01/2021

2021

Bình Dương

Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu tìm giải pháp xử lý phẩm nhuộm trong nước bằng vật liệu thân thiện môi trường. Điều chế thành công vật liệu sinh học từ hạt cây Bò cạp vàng; Khảo sát khả năng xử lý phẩm nhuộm trong nước thải dệt nhuộm của vật liệu sinh học ở quy mô phòng thí nghiệm và trên mô hình pilot. Vật liệu sinh học đã được điều chế thành công bằng cách tận dụng nguồn sản phẩm thu được từ cây trồng trong nông nghiệp là hạt cây Bò cạp vàng. Các kết quả phân tích từ FT-IR, SEM, DLS, XRD cho thấy bề mặt vật liệu ghồ ghề chứa các galactomannan với cấu trúc vô định hình. Các đặc điểm phân tích vật liệu cho thấy vật liệu có tiềm năng và phù hợp trong việc ứng dụng xử lý các tác nhân ô nhiễm trong nước thải. Kết quả xử lý màu ở quy mô pilot cho thấy quá trình keo tụ - tạo bông sử dụng vật liệu điều chế có thể xử lý màu đạt 92,77% đối với RR-195 và 93,83% đối với nước thải dệt nhuộm. Cơ chế chính của quá trình keo tụ - tạo bông xảy ra dựa trên quá trình hấp phụ, tương tác tạo cầu nối thông qua liên kết hydro và lực hút tĩnh điện giữa các điện tích trái dấu của vật liệu và ion màu trong dung dịch nước thải. Nghiên cứu cho thấy vật liệu sinh học điều chế từ hạt cây Bò cạp vàng mang tiềm năng lớn trong xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp keo tụ - tạo bông. Việc ứng dụng vật liệu keo tụ sinh học thay thế dần vật liệu keo tụ có nguồn gốc hóa học rất khả thi và từ đó ứng dụng này cũng góp phần vào công tác bảo vệ môi trường ngày càng bền vững.

Vật liệu keo tụ sinh học; Gel; Cây bò cạp vàng

BDG-2022-017