- Nghiên cứu chọn tạo giống Keo lai và Keo lá tràm phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở một số vùng sinh thái chính
- Nghiên cứu công nghệ chế biến tối thiểu sầu riêng và bưởi phục vụ nội tiêu
- Một số tính chất của ánh xạ đa thức và ứng dụng
- Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ tại thành phố Hải Phòng
- Dự án: Xây dựng Nhãn hiệu chứng nhận Sa nhân Mường Khương cho sản phẩm Sa nhân của huyện Mường Khương
- Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc hình thành tập đoàn kinh tế ở Việt nam trong giai đoạn chuyển đổi
- Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình phát triển giống bưởi hồng Quang Tiến
- Phân cấp quản lý trong quá trình chuyển đổi ở nước ta - lý luận và thực tiễn
- Nghiên cứu dự báo xói lở-bồi lắng lòng dẫn và đề xuất các biện pháp phòng chống cho hệ thống sông ở đồng bằng sông Cửu Long
- Nhà máy tua bin khí miền Nam-Báo cáo nghiên cứu khả thi-Tập 2-Điều kiện tự nhiên
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
1821/KHXH
Nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hoá thời Tiền - Sơ sử vùng lòng hồ Thuỷ điện Hoà bình (địa bàn tỉnh Sơn La)
Bảo tàng tỉnh Sơn La
UBND Tỉnh Sơn La
Tỉnh/ Thành phố
ThS. Lưu Thị Hải Anh
PGS.TS. Nguyễn Khắc Sử; CN. Phạm Văn Tuấn; ThS. Lường Ngọc Ánh; CN. Lò Văn Thanh; PGS.TS. Nguyễn Lân Cường; CN. Nguyễn Thị Hồng Phương; TS. Lê Hải Đăng ;ThS. Nguyễn Thị Hải Dương; ThS. Ngô Hải Yến
Khoa học xã hội
01/07/2019
01/06/2021
2021
Bảo tàng tỉnh Sơn La
5.2. Đề tài đã hệ thống hóa khá đầy đủ tư liệu khảo cổ vùng lòng hồ , triển khai điền dã, thu thập bổ sung thêm nhiều hiện vật giúp cho việc trưng bày Bảo tàng tỉnh sắp tới cũng như bổ sung tư liệu nghiên cứu, biên soạn lịch sử thời kỳ nguyên thủy Sơn La, góp phần làm rõ 3 giai đoạn lớn dưới đây:
- Những cư dân đầu tiên chiếm cư thềm cổ sông Đà là ở các di chỉ: Bản Phố, Cụm Đồn (Bắc Yên), rồi các hang động huyện Vân Hồ như Hang Pông I, Hang Pông II, kéo dài từ 30.000 đến 11.000 năm cách ngày nay, thuộc phạm trù hậu kỳ thời đại Đá cũ…
- Bước sang giai đoạn sơ kỳ Đá mới, niên đại từ 12.000 đến 7.000 năm cách ngày nay, hầu hết cư dân thời này trên lãnh thổ Bắc Việt Nam đều cư trú trong hang động hoặc mái đá, trong khi đó ở vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình (trên đất Sơn La) duy nhất có cư dân Sập Việt cư trú ngoài trời trên thềm cổ sông Đà (Các di tích Hòa Bình ngoài trời khác còn gặp là di chỉ Pá Màng 1 ở Quỳnh Nhai, Sơn La; di chỉ Mậu A, tỉnh Yên Bái)...
- Ở Sơn La hầu như vắng mặt các di tích đặc trưng cho trung kỳ Đá mới như kiểu văn hóa Đa Bút, văn hóa Cái Bèo, văn hóa Quỳnh Văn, vốn tồn tại ở vùng đồng bằng ven biển Việt Nam. Nhưng ở vùng núi Sơn La, cư dân hậu kỳ Đá mới bắt đầu mở rộng địa bàn cư trú, xuất hiện kỹ thuật chế tác các loại rìu mài toàn thân, đặc biệt xuất hiện các công xưởng chế tác rìu tứ giác, chế tác vòng tay. Nhờ đó, sự phát triển tương đối đồng đều giữa các nhóm cư dân trong vùng núi Sơn La được thiết lập...
5.3 Trong quá trình tồn tại và phát triển, cư dân tiền - sơ sử vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình trên đất Sơn La đã để lại cho các thế hệ hôm nay những giá trị di sản văn hóa nổi bật về sự tương thích của con người với sự biến động khắc nghiệt của môi trường, được thể hiện rõ qua các tổ hợp công cụ lao động bằng đá, bằng xương, bằng đồng, các dụng cụ lao động và các loại hình đồ đựng, đồ đun nấu bằng đất nung phù hợp với miền núi Sơn La. Trong quá trình tồn tại, cư dân vùng núi Sơn La không khép kín, mà giao lưu cởi mở với khu vực xung quanh, đặc biệt đóng góp vào sự hội tụ văn hóa, văn minh Việt Nam.
5.4 Các di chỉ khảo cổ học tiền và sơ sử Sơn La nói chung và vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình trên đất Sơn La nói riêng, không chỉ là nguồn sử liệu biên soạn thời kỳ nguyên thủy ở địa phương, mà còn là tài nguyên du lịch của tỉnh. Cho nên, chúng ta cần có những giải pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát huy di sản khảo cổ trong giai đoạn hiện nay…
Nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hoá thời Tiền - Sơ sử vùng lòng hồ Thuỷ điện Hoà bình
1821/KHXH