
- Hoàn thiện quy trình sản xuất giống lúa BM9855 chất lượng cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu ở các tỉnh miền Bắc
- Nghiên cứu nâng cao chuỗi giá trị cá lóc tỉnh An Giang đạt tiêu chuẩn VietGAP
- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất vải và sản phẩm dệt kim đan ngang đàn tính cao sử dụng sợi spandex
- Nghiên cứu xác định một số giải pháp phòng trừ mối hại một số di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Nghiên cứu công nghệ chế biến Hồng Trà từ các giống chè của Việt Nam
- Thử nghiệm dẫn giống một số cây xanh đô thị hoa tươi vào thành phố Vũng Tàu (1995-1996)
- Xây dựng quy trình chiết xuất nọc ong (Apis mellifera) và đánh giá tác dụng dược lý theo hướng sử dụng hỗ trợ điều trị viêm khớp
- Nghiên cứu giải pháp nâng cao bản lĩnh chính trị giữ vững phẩm chất bộ đội Cụ Hồ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường phục vụ phát triển kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2001-2010 ĐTN: Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội của một số giải pháp bảo vệ môi trường theo quy hoạch môi trường
- Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm kiểm soát hiệu quả bệnh sưng vòi trên Tu hài (Lutraria philippinarum Reeve 1854) nuôi



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
2024 -15-NS-ĐKKQ
Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ cảnh báo trực tuyến nguy cơ lũ, lụt khu vực phía Tây và Tây Nam thành phố Hà Nội
Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển
UBND TP. Hà Nội
Tỉnh/ Thành phố
TS. NGUYỄN ĐĂNG GIÁP
ThS. Lê Thế Cường, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, ThS. Lê Xuân Cầu, ThS. Nguyễn Đức Diện, KS. Chu Đình Tuấn, ThS. Lê Văn Thìn, PGS.TS.Trần Quốc Thưởng, ThS. Đào Anh Tuấn, TS. Nguyễn Ngọc Nam, Phạm Thị Tuyết.
10/2020
12/2022 gia hạn đến tháng 12/2023
2023
Hà Nội
Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và nguyên nhân gây ngập lụt trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2008 đến 2020.
- Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu cơ bản phục vụ cảnh báo trực tuyến nguy cơ lũ, lụt khu vực phía Tây và Tây Nam thành phố Hà Nội.
- Nghiên cứu xây dựng bản đồ ngập lụt khu vực phía Tây và Tây Nam TP.Hà Nội.
- Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ cảnh báo trực tuyến nguy cơ lũ, lụt khu vực phía Tây và Tây Nam thành phố Hà Nội.
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp ứng phó với nguy cơ lũ, lụt khu vực phíaTây và Tây Nam thành phố Hà Nội.
Kết quả của đề tài:
Các sản phẩm chính đã đạt được của đề tài bao gồm:
- Bộ công cụ cảnh báo trực tuyến nguy cơ lũ, lụt trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được phát triển hoàn thiện, phù hợp với các hệ điều hành Window. Bộ công cụ
đã tích hợp được mô hình dự báo mưa dòng chảy, mô hình thủy lực, tự động cập nhật với các trạm mưa quan trắc được kết nối, mưa dự báo và mưa đo vệ tinh. Thời gian tính toán nhỏ hơn 30 phút, thời gian dự báo là trong vòng 24h.
- Bộ bản đồ ngập lụt tỷ lệ 1/10.000 khu vực phía Tây và Tây Nam thành phố Hà Nội gồm 3 bản đồ ứng với các kịch bản mưa 100mm, 200mm và 300mm. Bộ bản đồ đã được kiểm định bở cơ quan chuyên ngành và có thể đưa vào sử dụng cho công tác phòng chống lũ, lụt cho khu vực nghiên cứu.
- Bộ cơ sở dữ liệu phục vụ cảnh báo trực tuyến nguy cơ lũ, lụt khu vực phía Tây và Tây Nam thành phố Hà Nội được xây dựng bao gồm: dữ liệu DEM, DSM,
Land Use, Soil Map, dữ liệu khí tượng thuỷ văn (mưa, mực nước, lưu lượng theo thời đoạn), dữ liệu mô hình thuỷ văn, thuỷ lực và dữ liệu lũ, ngập lụt. Các dữ liệu được biên tập và xử lý để đáp ứng yêu cầu của bài toán cảnh báo trực tuyến nguy cơ lũ, lụt vùng nghiên cứu.
- Đã đánh giá được hiện trạng và nguyên nhân gây ngập lụt trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2008 đến nay. Các nguyên nhân chính được xác định là:
+ Ngập lụt do mưa lớn nội khu, do xả lũ hồ chứa thượng nguồn, do phân lũ (sông Đáy, sông Đà) làm nước trong sông dâng cao. Đối với hệ thống đê sông Bùi, một phần tuyến đê Hữu Bùi được sử dụng làm đường tràn phân lũ từ sông Bùi vào vùng chứa lũ huyện Chương Mỹ, gây ngập lụt các xã thuộc huyện Chương Mỹ như năm 2017-2018.
+ Ngập lụt do hệ thống tiêu, thoát nước trong khu vực quá tải, không thể thoát kịp lượng nước mưa tập trung từ bề mặt xuống hệ thống thoát nước ngầm và thoát nước mặt.
+ Ngập lụt do lũ rừng ngang từ sườn núi phía Tây thuộc huyện Lương Sơn - tỉnh Hoà Bình đổ vào sông Bùi.
+ Hệ thống đê sông Bùi chưa khép kín, nhiều đoạn đê Hữu sông Bùi cho phép nước tràn qua khi có lũ lớn, hệ thống đê sông Tích tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, các khu đô thị, khu công nghiệp phát triển mạnh.
- Đã đề xuât được các giải pháp công trình, phi công trình phù hợp dựa trên việc phân tích thực trạng công tác ứng phó với lũ, lụt của các địa phương khu vực phía Tây và Tây Nam thành phố Hà Nội, đánh giá những tồn tại, hạn chế trong công tác ứng phó với lũ, lụt của các địa phương khu vực phía Tây và Tây Nam thành phố Hà Nội
bộ công cụ cảnh báo trực tuyến nguy cơ lũ
2024 -15/ĐKKQNV- SKHCN