liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Nghiên cứu xây dựng chiến lược và chính sách phát triển bền vững hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050

Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam

UBND Tỉnh Bình Dương

Tỉnh/ Thành phố

PGS.TS. Hồ Thị Thu Hòa

PGS.TS. Hồ Thị Thu Hòa (Chủ nhiệm đề tài); ThS. Tô Thị Hằng (Thư ký); PGS.TS. Hà Thị Ngọc Oanh (Thành viên); TS. Nguyễn Hán Khanh (Thành viên); TS. Trần Vũ Tự (Thành viên); ThS. Chu Thị Huệ (Thành viên); ThS. Bùi Thị Bích Liên (Thành viên); ThS. Hoàng Văn Thức (Thành viên); ThS. Lê Văn Thành (Thành viên); ThS. Huỳnh Chí Giỏi (Thành viên); ThS. Lã Thu Thủy (Thành viên); ThS. Trần Quang Đạo (Thành viên); TS. Lê Văn Quốc Anh (Thành viên); PGS.TS. Phạm Thị Anh (Thành viên); TS. Nguyễn Thị Thanh Hương (Thành viên); TS. Lê Ngô Ngọc Thu (Thành viên); TS. Hồ Thị Hồng Xuyên (Thành viên)

Khoa học tự nhiên

01/03/2021

01/09/2022

2022

Bình Dương

Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng các nhu cầu của chính họ. Có thể thấy, có hai khái niệm chính trong định nghĩa này: Thứ nhất là về khái niệm "nhu cầu" - nhu cầu thiết yếu của người nghèo trên thế giới, được ưu tiên hơn cả và điều thứ hai là ý tưởng về những hạn chế của công nghệ và tổ chức xã hội về khả năng của môi trường trong việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại và tương lai. Do đó, phát triển bền vững là bền vững về kinh tế-xã hội, không làm suy giảm lợi ích của con người và làm tổn hại đến thiên nhiên. "Hệ thống logistics" được hiểu là một tập hợp bao gồm các thành tố tham gia thực hiện quá trình logistics, một cách tổng thể, hệ thống logistics gồm tất cả các mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành tố tham gia của quá trình logistics. Hệ thống logistics là sự kết hợp quản lý 2 mặt: đầu vào (gọi là cung ứng vật tư) với đầu ra (phân phối sản phẩm), để tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả. Viện Nghiên cứu Kinh tế Vận tải và Logistics Cộng hòa Liên bang Đức đưa ra một công thức gồm 4 thành tố cấu thành hệ thống logistics: ngoài 3 thành tố là cơ sở hạ tầng và thiết chế công, các nhà cung ứng dịch vụ logistics, viện này cho rằng các cơ sở đào tạo về logistics cũng là một thành tố quan trọng tạo nên một hệ thống logicstics hoàn chỉnh. 

Xây dựng; Chiến lược; Chính sách; Logistics; Bình Dương

BDG-2022-071