- Động thái của vành đai rừng ngập mặn vùng cửa sông Sài Gòn - Đồng Nai và ven biển Đông đồng bằng sông Cửu Long
- Nghiên cứu chọn lọc và sử dụng ưu thế lai nhằm nâng cao năng suất sinh sản và khả năng cho thịt của đàn heo tại Xí nghiệp Chăn nuôi heo Phú Sơn
- Nghiên cứu biện pháp khắc phục trạng thái còi cọc sinh trưởng của cây cà phê tái canh ở Tây Nguyên
- Nghiên cứu cải tiến và ứng dụng công nghệ mới trong nghề câu cá ngừ đại dương ở vùng biển miền Trung và Đông Nam bộ-Đặc điểm sinh học có liên quan đến khai thác của cá ngừ đại dương
- Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng ở tỉnh Vĩnh Phúc trong tình hình mới
- Nghiên cứu bảo tồn và Phát triển giống xoài Tương Dương
- Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam - Đề án xây dựng cơ quan đăng ký bất động sản
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng mô hình giảm thiểu tác động bất lợi của các yếu tố môi trường vùng Cao Nguyên đến hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang tỉnh Lâm Đồng
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo các thiết bị tự động hoá chế biến nông sản - Tập II
- Nghiên cứu đối chiếu dạng viết tắt trong tiếng Hán và trong tiếng Việt
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
Nghiên cứu xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tỉnh An Giang
Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh
UBND Tỉnh An Giang
Tỉnh/ Thành phố
PGS.TS. Phạm Thị Minh Tâm
ThS. Nguyễn Thị Thúy Liễu, Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh; TS. Trần Độc Lập, Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh; ThS. Nguyễn Văn Cường, Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh; ThS. Nguyễn Anh Tuấn, Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh; TS. Nguyễn Thị Quỳnh Thuận, Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam; ThS. Nguyễn Thị Huệ, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh; ThS. Nguyễn Phạm Hồng Lan, Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh; KS. Dương Thị Hồng Dung, Công ty TNHH MTV TM - DV Phan Nam; ThS. Đặng Thanh Phong, Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang; Nguyễn Văn Trí - Công ty TNHH MTV TM – DV Phan Nam; ThS. Nguyễn Hữu An - Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang
Khoa học nông nghiệp
01/04/2017
01/09/2019
2020
TP. Hồ Chí Minh
174
- Đã xây dựng được: (1) quy trình/mô hình sản xuất rau khổ qua, dưa leo, xà lách, cải ngọt và cà chua cherry đạt tiêu chuẩn VietGAP (Đã có giấy chứng nhận VietGAP), và (2) chuỗi liên kết sản xuất –tiêu thụ cho 5 sản phẩm RAT trên cho địa phương. Với giá bán RAT tại thời điểm nghiên cứu, nông hộ sản xuất đạt năng suất cao hơn và có thu nhập cao hơn ít nhất 20% so với sản xuất rau truyền thống khi tham gia vào chuỗi sản xuất này, ngoại trừ trường hợp cây khổ qua. Với giá bán khổ qua tại thời điểm nghiên cứu (7.750 đồng/kg) thì mức thu nhập của nông hộ không đảm bảo được điều kiện cao hơn 20%. Để đảm bảo nông dân đạt mức thu nhập cao hơn 20% so với trồng khổ qua theo phương pháp truyền thống, cần phải có chính sách thu mua sản phẩm này với giá 8.500 đồng/kg. Tuy nhiên, kết quả năng suất và mức thu nhập cao hơn chỉ được đảm bảo cho các hộ tham gia sản xuất trong mô hình và giá bán RAT tại thời điểm nghiên cứu. Khi mô hình được nhân rộng thì số lượng các hộ tham gia sản xuất sẽ gia tăng, điều này sẽ dẫn đến cung có thể vượt nhu cầu làm cho giá RAT có thể giảm; và kết quả thu nhập của các hộ sản xuất RAT sẽ không được đảm bảo như trong nghiên cứu. Để giải quyết vấn đề này, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên liên quan (Tuyên truyền vận động để người tiêu dùng sử dụng RAT, quy hoạch vùng sản xuất, quản lý thị trường Campuchia)
- Đã chuyển giao năm quy trình kỹ thuật và xây dựng mô hình sản xuất rau đạt tiêu chuẩn VietGAP bao gồm cà chua cherry trồng trong nhà màng tại Công ty TNHH TM DV Phan Nam đạt tiêu chuẩn VietGAP ngày 26/7/2018, qui mô 2.000 m2 (4 vụ) từ tháng 7/2018 – 3/2019 và 4 mô hình đạt tiêu chuẩn VietGAP cho rau sản xuất ngoài trời tại Tp. Long Xuyên và Châu Thành với tổng qui mô là 3,3 ha (1,2 ha rau xà lách và cải ngọt được trồng tại Long Xuyên; 2,1 ha dưa leo và khổ qua được trồng tại Châu Thành). Tổng qui mô của 5 mô hình sản xuất rau đạt chuẩn VietGAP đến thời điểm kết thúc đề tài là 3,5 ha có gắn kết giải pháp sơ chế tại Công ty TNHH MTV Dịch vụ Phan Nam, thành phố Long Xuyên và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Đào tạo được 20 cán bộ kỹ thuật với các tiêu chuẩn: (1) nắm vững các kiến thức, kỹ thuật canh tác và các quy định trong sản xuất VietGAP, và (2) làm chủ được các công nghệ, phần mềm được chuyển giao, được cấp giấy chứng nhận. Tập huấn kỹ thuật cho 108 lượt nông dân tại Long Xuyên và Châu Thành. Tổ chức được 2 buổi hội thảo đầu bờ với số lượng 59 lượt người trong mô hình sản xuất rau đạt tiêu chuẩn VietGAP.
- Đã xây dựng và bước đầu phát triển thị trường cho sản phẩm RAT tỉnh An Giang. Hiện nay, các nông hộ sản xuất rau theo phương pháp an toàn tại thành phố Long Xuyên và huyện Châu Thành tỉnh An Giang đang liên kết với các nguồn tiêu thụ như công ty TNHH MTV TM DV Phan Nam, siêu thị Co.opmart Long Xuyên. Tuy nhiên, các đơn vị liên kết tiêu thụ chưa đảm bảo thu mua tổng sản lượng RAT được các hộ sản xuất ra. Tổng sản lượng RAT được thu mua trên tổng sản lượng RAT được sản xuất chỉ đạt mức 35% đối với rau ăn quả và 39% đối với rau ăn lá.
- Để phát triển bền vững chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm RAT cho tỉnh An Giang cần có các giải pháp như hỗ trợ đầu vào cho các hộ sản xuất, chính sách giá thu mua sản phẩm cho hộ sản xuất an toàn. Song song đó, chính quyền cần tạo điều kiện xúc tiến liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm an toàn; ví dụ như (1) đẩy mạnh liên kết với công ty TNHH TM DV Phan Nam và các đơn vị liên kết thu mua khác như các siêu thị tại địa phương, (2) mở rộng liên kết với các bếp ăn, nhà hàng tại các trường học ở địa phương.
chuỗi; liên kết; sản xuất; tiêu thụ; rau; an toàn
AGG-2022-013