- Nghiên cứu lưu giữ và phát triển một số cây dược liệu quý được người Dao xã Vinh Tiền huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ sử dụng làm thuốc chữa bệnh
- Nghiên cứu công nghệ xử lý quặng urani có hàm lượng U ≥ 01 % bằng phương pháp hòa tách tĩnh
- Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức và quản lý chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia
- Điều tra khảo sát đánh giá một số khu vực có tiềm năng sét sản xuất gạch nung trên địa bàn tỉnh và đề xuất các giải pháp khai thác sét hợp lý để bảo vệ đê điều và môi trường sinh thái
- Dáng điệu của các đạo hàm và nguyên hàm của hàm khả vi vô hạn
- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy xeo giấy vệ sinh có chất lượng cao để cạnh tranh với hàng ngoại nhập
- Nghiên cứu phát triển công nghệ vector adenovirus để sản xuất vắc-xin cho động vật trên mô hình gen kháng VP2 (Virus protein 2) phòng bệnh Gumboro
- Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta: Thực trạng vấn đề đặt ra và giải pháp
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu và biên soạn bộ số liệu phản ánh khả năng cạnh tranh giai đoạn 1992-2001 của Việt Nam
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất clanke magnezi clanke dolomi từ quặng magnesit trong nước làm nguyên liệu cho vật liệu chịu lửa kiềm tính
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
08/2022
Nghiên cứu xây dựng khu bảo tồn dược liệu kết hợp phát triển du lịch tại Núi Cấm tỉnh An Giang
Trung tâm Công nghệ sinh học Tp Hồ Chí Minh
UBND Tỉnh An Giang
Tỉnh/ Thành phố
Dương Hoa Xô
ThS. Phan Quang Hương; TS. Huỳnh Hữu Đức; ThS. Nguyễn Hoàng Quân; KS. Trần Tú Khoa; Lương y Nguyễn Thiện Chung; ThS. Trần Thị Thu Em
Khoa học y, dược
01/09/2017
01/12/2020
2021
TP. Hồ Chí Minh
99
- Đã tiến hành điều tra khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện thời tiết, khí hậu vùng Bảy Núi, An Giang. Kết quả phân tích đất khu vực trồng cho thấy rằng đất chua, có hàm lượng dinh dưỡng, hàm lượng hữu cơ, độ mùn rất thấp. Cần phải bổ sung cải tạo trước khi trồng như bón phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, chế phẩm cải tạo đất... Đề tài cũng đã sưu tập bổ sung vào danh mục các cây dược liệu bảo tồn tại vườn ươm Núi Cấm với số lượng 35 giống (Tổng số tại vườn ươm đã đạt 170 giống cây dược liệu các loại ).
- Đã thiết kế xây dựng khu vực trồng bảo tồn, sản xuất cây dược liệu với vườn trồng diện tích 10.200 m2, tạo cảnh quan khu vực, vừa kết hợp tham quan du lịch, vừa tổ chức sản xuất, nhân giống, cung cấp cây giống cho vùng Bảy Núi, An Giang.
- Đã nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống, chăm sóc ngoài vườn ươm; Quy trình trồng cho 05 giống cây dược liệu (Đương quy Nhật, Sâm cau, Bách hợp, Trà tiên, Xạ đen).
- Đã triển khai xây dựng 02 mô hình trồng cây dược liệu. Cung cấp tổng số 15.450 cây giống dược liệu các loại cho 02 mô hình nông hộ ông Trần Hồng Ngọc (xã An Phú, huyện Tịnh Biên) và mô hình tại Công ty (vườn trồng trên Núi Cấm),
+ Mô hình tại Công ty với diện tích 10.200 m2, trồng được 11.500 cây giống các loại (không kể Khổ qua, Sâm đại hành). Ngoài ra, đề tài còn triển khai trồng các cây giống thuộc dự án dược liệu đã nghiệm thu (năm 2013 - 2016) với số lượng 36.500 cây các loại: Đinh lăng; Hoàn ngọc xanh; Xạ đen; Hà thủ ô đỏ; Sâm đại hành; Mạch môn với diện tích từ 300 m2 – 500 m2 các loại.
+ Mô hình nông hộ với diện tích : 1.000 m2, trồng 12 giống cây dược liệu các loại với 3.950 cây giống và 5 kg hạt/củ giống .
- Đã thiết kế bao bì sản phẩm, hộp, túi đựng các sản phẩm dược liệu sau thu hoạch từ mô hình cho 05 giống dược liệu (Xạ đen, Hoàn ngọc, Kim ngân hoa, Trái Khổ qua rừng, Dây Khổ qua rừng); Thiết kế dạng túi đựng loại lớn cũng như dạng hộp sang trọng phục vụ cho nhu cầu giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm sau này.
- Tổ chức 02 lớp tập huấn kỹ thuật với số lượng 52 học viên đến từ cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, lương y, các hộ dân trồng dược liệu với các nội dung tập huấn kỹ thuật ra cây cấy mô; chăm sóc cây dược liệu ngoài vườn ươm; Kỹ thuật nhân giống cây dược liệu bằng phương pháp gieo hạt, giâm cành; Hướng dẫn sử dụng một số cây thuốc ở vùng Bảy Núi – An Giang và thảo luận giải pháp xây dựng thương hiệu các sản phẩm từ cây dược liệu Núi Cấm - An Giang để góp phần tiêu thụ sản phẩm.
bảo tồn; dược liệu; du lịch; kết hợp
AGG-2022-008