Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

03/2023

Nghiên cứu xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo phương châm 4H

Viện Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp hữu cơ Á Châu

UBND Tỉnh An Giang

Tỉnh/ Thành phố

TS. Nguyễn Công Thành

ThS. Bùi Đình Đường; TS. Dương Văn Hây; ThS. Phan Đức Huy Nhã; ThS. Đỗ Trọng Nhân; CN. Nguyễn An Vil; ThS. Nguyễn Trọng Trung; ThS. Lê Thanh Bình; KS. Hồ Thị Lưu Ly; TS. Trần Thị Ngọc Bích

Khoa học nông nghiệp

01/09/2017

01/09/2020

2022

TP. Hồ Chí Minh

120

Đồng bằng sông Cửu Long là một trong hai vùng đồng bằng lớn ở Việt Nam, nên nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống cua người dân ở đây. Trải qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, canh tác lúa gạo nói riêng và các loại cây trồng khác nói chung đã lạm dụng hóa chất ngày càng tăng, ảnh hưởng nghiệm trọng đến môi trường và sức khỏe con người. An Giang là một tỉnh có diện tich và sản lượng lúa chuyên canh vào loại lớn nhất ĐBSCL. Nhằm góp phần xây dựng một nền nông nghiệp bền vừng, tỉnh An Giang đã phối hợp cùng với Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Hữu cơ Á Châu, các Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh liên kết với nông dân ở huyện Tri Tôn thực hiện dề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo phương châm 4 H”, nhằm xây dựng cánh đồng mẫu lớn 100 ha canh tác lúa áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ theo 4 tiêu chí Hợp tác, Hiện đại, Hài hòa và Hiệu quả. Đề tài được thực hiện trong hơn 3 năm, qua các vụ chuyển đổi dần thói quen canh tác của người nông dân. Xây dựng ý thức, trách nhiệm đối với sức khỏe của cộng đồng và môi trường của mỗi người nông dân tham gia đề tài và đã được tổ chức đánh giá độc lập ControlUnion công nhận đạt các tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế EU, USDA và JAS. Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất định hướng các giải pháp phát triển nhân rộng mô hình sản xuất lúa hữu cơ theo phương châm 4 H trong tương lai.
 Kết quả đạt được tổng số diện tích đã triển khai thực hiện là: 273 ha thuộc các xã Lương An Trà, Vĩnh Phước, Tân Tuyến, Núi Tô và Tà Đảnh vượt diện tích yêu cầu là 100 ha. Nhưng chưa có được giấy chứng nhận hữu cơ quốc tế. Tuy nhiên, Vụ Hè Thu năm 2021 tiến hành Test mẫu trên diện tích 20 ha, thuộc ấp Tân Lập, xã Tân Tuyến, trên ruộng chủ hộ là các thành viên của HTX Nông Trang Hữu Cơ Thành Công, kết quả test mẫu 405 chỉ tiêu không có phát hiện một chất nào có vết trong sản phẩm (kèm theo trong phần phụ lục). Nếu không bị mùa dịch Covid đã làm được thủ tục cấp giấy chứng nhận hữu cơ quốc tế. Trong vụ ĐX 2021- 2022 trên diện tích 70 ha mở rộng diện tích cánh đồng lớn tại xã Tà Đảnh test mẫu 900 chỉ tiêu không có phát hiện một chất nào có vết trong sản phẩm, nhưng vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận vì điều kiện thiếu kinh phí đánh giá nên Nhóm thực hiện không chủ động kịp thời vụ. Phân tích mẫu đất có phát hiện Cadim (Cd), Chì (Pb) và Arsen (As) nhưng dưới mức cho phép. Mẫu nước không phát hiện có kim loại nặng. Mẫu sản phẩm lúa phát hiện vết kim loại nặng và có nhiễm tồn dư của một số hóa chất thuốc BVTV trong sản phẩm lúa. Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa vô cơ 2 vụ/năm: năng suất bình quân năm 7,04 T/ha; tổng thu nhập 68,269 tr.đ/ha/năm; lãi thuần 24,016 tr.đ/ha/năm; giá thành sản xuất 3260 đ/kg lúa; hiệu quả thu hồi đồng vốn 1,6 đồng (<2) thấp; lợi nhuận biên tế 33% chưa cao. Trong nghiên cứu của đề tài 4H những giống có năng suất cao phẩm chất tốt khuyến cáo sử dụng sản xuất theo qui trình hữu cơ là: OM 5451, ST 24, Hồng Ngọc Óc Eo và OM 4900. Giống đặc sản ST25 tuy năng suất thấp hơn đối chứng nhưng cũng sinh trưởng phát triển tốt, trong điều kiện hợp tác bao tiêu sản phẩm có giá cao thì vẫn có thể vận dụng sản xuất.
Đã tổ chức thành lập được HTX vào ngày 25/10/2019 lấy tên: “HỢP TÁC XÃ NÔNG TRANG HỮU CƠ THÀNH CÔNG” (Thanh Cong Organic Farm Cooperative). Có văn phòng đại diện thuộc xã Lương An Trà, Tri Tôn, An Giang. Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất lúa hữu cơ năng suất giảm so với sản xuất vô cơ khoảng 560 kg/ha/năm. Tổng thu nhập sản xuất 2 vụ/năm là 73,438 trđ/ha, còn vô cơ là 69,030 trđ/ha, cao hơn vô cơ 4,408 trđ/ha. Tổng chi phí sản xuất lúa hữu cơ thấp hơn vô cơ khoảng 3,036 trđ/ha/năm. Lãi thuần sản xuất lúa hữu cơ là 37,258 trđ/ha, so với sản xuất vô cơ là 29,814 trđ/ha/năm. Giá thành sản xuất lúa hữu cơ thấp hơn sản xuất vô cơ, tương ứng là 3.718 đ/kg và 3.835 đ/kg. Hiệu quả đồng vốn của sản xuất lúa hữu cơ bình quân năm là chấp nhận được (=2), còn sản xuất vô cơ chỉ thu hồi 1,8 đồng (<2) nên còn thấp. Đã tập huấn đào tạo được 20 học viên cán bộ kỹ thuật và 105 nông dân nắm được cơ bản về sản xuất lúa hữu cơ. Qua đề tài đã đăng 04 bài báo được xuất bản trên các Tạp chí có uy tín quốc tế. Vượt 02 bài của kế hoạch đề ra. Thực hiện đề tài đã đào tạo được 04 cán bộ kỹ thuật sau Đại học vượt yêu cầu kế hoạch đề ra (03 người).
 

4H; sản xuất hữu cơ; cánh đồng mẫu lớn

AGG-2023-003