- Phân bổ nguồn sai phân rã động năng suất gộp và hiệu quả sau khi phân bổ lại nguồn: Lý thuyết và thực nghiệm
- Thiết kế chế tạo hệ thống thu thập và xử lý dữ liệu ứng dụng mạng cảm biến đa điểm (multi-point sensor network) kết hợp giải thuật học sâu (deep learning) nhằm kiểm soát các tiêu chí về tính đều đặn trên mặt phẳng của kết cấu công trình ngoài khơi
- Nghiên cứu giảm ô nhiễm hữu cơ trong nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật bằng chiếu xạ chùm tia điện tử
- Ap dụng kỹ thuật vi tính vào công tác điều độ và quản lý ngành điện của hệ thống điện I
- Khảo sát khả năng giảm lượng xúc tác kim loại quý Pt trên vật liệu nền nano không carbon Ti09ir01o2 ứng dụng cho pin nhiên liệu sử dụng trực tiếp alcohol
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy chụp X-quang cao tần sử dụng trong y tế
- Chiến lược của Mỹ và Trung Quốc đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Chuyên đề: Vị trí vai trò chức năng và mô hình tổ chức đoàn TNCS trong hệ thống chính trị
- Nghiên cứu tiếp thu chuyển nhượng kỹ thuật để xây dựng qui trình công nghệ sản xuất vắcxin viêm gan A và vắcxin viêm gan B tái tổ hợp
- Nghiên cứu chuyển hóa dầu cá phế thải và glycerol thô thành nhựa phân hủy sinh học
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
15/2022
Nghiên cứu xây dựng mô hình lúa - cá sạch tại tỉnh An Giang
Trường Đại Học Cần Thơ
UBND Tỉnh An Giang
Tỉnh/ Thành phố
PGS.TS. Nguyễn Duy Cần
TS. Cao Quốc Nam; ThS. Phạm Văn Trọng Tính; ThS. Nguyễn Thành Trực; KS. Châu Quốc Mộng; PGS. TS. Nguyễn Ngọc Đệ; KS. Lê Sơn Trang; PGS. TS. Lam Mỹ Lan; ThS. Nguyễn Văn Hiệu; TS. Vũ Anh Pháp; TS. Nguyễn Thanh Bình; ThS. Nguyễn Phước Thành; TS. Nguyễn Hoàng Huy
Khoa học nông nghiệp
01/05/2020
2021
Cần Thơ
152
Canh tác thâm canh hay độc canh lúa là một trong những tác nhân làm suy giảm, ảnh hưởng bất lợi đến môi trường. Nghiên cứu xây dựng mô hình lúa-cá sạch được xem là một trong
những biện pháp canh tác để hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường và gia tăng thu nhập. Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 5 năm 2020 tại hai huyện Châu Phú và Thoại Sơn của tỉnh An Giang nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển mô hình lúa-cá sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường, đa dạng hóa đối tượng sản xuất và
chuyển đổi mô hình canh tác hiệu quả hơn. Đề tài sử dụng phương pháp phát triển kỹ thuật có sự tham gia (PTD) trong tiến trình xác định và thực hiện các mô hình lúa-cá. Có hai mô hình được
chọn để thử nghiệm ở hai vùng bị ảnh hưởng lũ khác nhau: (1) Mô hình xen canh 2 vụ lúa-1 vụ cá kết hợp với trồng cây ăn trái trên bờ bao (lúa-cá-CAT) được thử nghiệm trên 3 ruộng nông dân
(3 ha) trong khu vực có đê bao kiểm soát lũ tại xã Ô Long Vĩ, huyện Châu Phú; (2) Mô hình luân canh 2 vụ lúa theo sau là 1 vụ cá trong mùa lũ (lúa-cá) được thử nghiệm trên 3 ruộng nông dân (3
ha) ở khu vực chưa có đê kiểm soát lũ tại xã Định Thành, huyện Thoại Sơn. Kết quả nghiên cứu tại xã Ô Long Vĩ cho thấy mô hình xen canh lúa-cá-CAT cho sản phẩm lúa và cá đạt chứng nhận
VietGAP. Tỷ lệ sử dụng thuốc BVTV cho lúa có độ độc cao (nhóm độc II) ở mô hình lúa-cá– CAT thấp hơn ở mô hình độc canh lúa (28% so với 39%). Phân tích hạch toán từng phần của hợp
phần lúa cho thấy lợi nhuận và thu nhập từ lúa của mô hình lúa-cá-CAT cao hơn mô hình độc canh lúa, lần lượt là 53,6% và 37,2%). Tổng lợi nhuận và thu nhập của toàn mô hình lúa-cá-CAT
có xu hướng cao hơn mô hình độc canh lúa, lần lượt là 109,3% và 117,6% nhờ lợi nhuận cao từ thành phần cây ăn trái và lúa. Cá nuôi trong nghiên cứu này chưa mang lại lợi nhuận do tỷ lệ
sống thấp và giá bán thấp, lợi nhuận sẽ tăng cao nếu giá bán của lúa và cá đạt tiêu chuẩn VietGAP được tăng lên và năng suất cá được cải thiện. Tỷ suất lợi nhuận biên tế (MRR) của mô
hình mới khi thay đổi từ mô hình truyền thống độc canh lúa sang mô hình lúa-cá–CAT là 104,5% thì được khuyến cáo. Kết quả thử nghiệm mô hình luân canh lúa-cá ở xã Định Thành cho thấy
lượng phân đạm sử dụng, số lần sử dụng thuốc BVTV trong một vụ lúa cho lúa trong mô hình lúa-cá thấp hơn so với mô hình lúa độc canh. Đối với việc sử dụng thuốc trừ sâu theo độ độc hại,
nông dân mô hình lúa-cá có xu hướng sử dụng các loại thuốc có độ độc nhóm 4 (ít độc), trong khi đó nông dân độc canh lúa sử dụng nhiều thuốc nhóm 3 (độc cao), ít thuốc nhóm 4. Kết quả của
phân tích hạch toán từng phần cho thấy lợi nhuận và thu nhập từ lúa ở mô hình luân canh lúa-cá tăng lần lượt 26,4% và 16,8% so với độc canh lúa và các chỉ tiêu này có thể tăng cao hơn nếu
được bán với giá cao hơn của sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP. Hợp phần cá không có lợi nhuận do năng suất cá nuôi thấp, lũ bất thường, nước lũ về muộn và rút sớm nên thời gian nuôi cá
rất ngắn (77-88 ngày). Tổng lợi nhuận và thu nhập của toàn mô hình luân canh lúa-cá có xu hướng cao hơn mô hình độc canh lúa, lần lượt là 5,8% và 6,3%. Tỷ suất lợi nhuận biên tế (MRR)
rất thấp (14,03%) khi thay đổi từ mô hình độc canh lúa sang mô hình luân canh lúa-cá và không được khuyến cáo. Kết quả thí nghiệm ở cả 2 điểm nghiên cứu của mô hình xen canh và luân canh
lúa-cá, về lợi ích kinh tế cho thấy thu nhập và lợi nhuận mang lại chưa cao như kỳ vọng nhưng mô hình này mang lại lợi ích và giá trị cao về bảo vệ môi trường, hướng đến canh tác nông
nghiệp bền vững, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, canh tác lúa sinh thái, an toàn và đạt theo tiêu chuẩn VietGAP, tiềm năng gắn kết mô hình lúa-cá với hoạt động phát triển du lịch của địa
phương.
Lúa độc canh; mô hình lúa-cá-cây ăn trái; lúa; cá; luân canh
AGG-2022-015