Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Nghiên cứu xây dựng phương án dự báo đỉnh lũ và phân vùng ngập lụt hạ lưu các sông Cái sông Cà Ty – Bình Thuận

Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Trung Bộ

Bộ Khoa học và Công nghệ

Tỉnh/ Thành phố

ThS. Nguyễn Tấn Hương

TS. Trần Thục, ThS. Nguyễn Tấn Hương, KS. Trương Thị Phương Thảo, KS. Nguyễn Ngọc Huân, PGS.TS. Trần Thanh Xuân, TS. Lương Tuấn Anh, KS. Phạm Hùng Sơn, KS. Trần Văn Luyện, TS. : Lê Đình Thành

Các khoa học môi trường

01/03/2002

30/12/2003

2004

Nha Trang

183

Điều tra, khảo sát đánh giá lũ lụt: Tài liệu hiện trạng của một trận lũ, nhất là các trận lũ lịch sử, lũ đặc biệt lớn trong các năm 1993, 1999 là hết sức quí giá cho việc đánh giá lũ, qui hoạch phòng tránh lũ lụt, qui hoạch phát triển các công trình dân sinh và các công trình nghiên cứu khác đối với thành phố Phan Thiết nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung. - Lập bản đồ ngập lụt: Bản đồ nguy cơ ngập lụt hạ lưu sông Cái Phan Thiết, sông Cà Ty tỉnh Bình Thuận đã thể hiện một bức tranh tổng quan về thiên tai do lũ lụt gây ra trên địa bàn (mức độ ngập lụt, tần suất xuất hiện, phạm vi ngập lụt, thời gian ngập lụt...). - Hệ thống tiêu báo lũ: Đã được bố trí hợp lý ở những khu vực xung yếu, có nguy cơ bị lũ đe dọa thường xuyên. Trên tiêu báo lũ có khắc vạch các mức lũ lớn đã xảy ra trong những năm qua, để thông báo cho thế hệ hiện nay và trong tương lai về cao trình ngập lũ tại địa phương, đó là thông tin quí giá cho các dự án phát triển sau này ở trong vùng ngập lũ. - Ứng dụng thành tựu KHKT trong dự báo lũ, dự báo ngập lụt: +Cảnh báo và dự báo mưa sinh lũ là cách duy nhất để kéo dài thời gian dự kiến, nâng cao hiệu quả trong dự báo lũ tại địa phương. Nhận dạng hình thế thời tiết nguy hiểm gây mưa lũ lớn đã được tổng hợp, phân tích, đánh giá từ các sản phẩm dự báo hiện đại nên đạt độ tin cậy cao. Việc ứng dụng mô hình hồi qui để xét tương quan mưa rào – dòng chảy là giải pháp thích hợp nhất đối với đặc thù địa lý, địa hình các sông suối miền Trung nói chung và ở Bình Thuận nói riêng. Mô hình dự báo lũ được đánh giá khách quan theo qui phạm, chất lượng đảm bảo, sử dụng dễ dàng, có thể phổ cập được ở nhiều cấp nhiều ngành có liên quan. + Sản phẩm số hóa bản đồ ngập lụt là một phương tiện tối ưu hiện nay, sản phẩm được truy nhập nhiều lớp thông tin, dữ liệu đầy đủ, chính xác, trong quá trình sử dụng dễ chỉnh lý, cập nhật bổ sung dữ liệu để ngày càng sát thực tế hơn. - Phương án cứu hộ: Công tác tổ chức, quản lý và chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn từ tỉnh, huyện, xã, đến các thôn, các phường khi lũ lớn xảy ra đòi hỏi phải kịp thời, đồng bộ, hiệu quả và khoa học là một nhu cầu cấp bách. Từ thực tiễn, đề tài đã đề xuất các giải pháp với mong muốn được ứng dụng thực tế, góp phần hạn chế thiệt hại tính mạng con người khi xảy ra thiên tai.

lũ - ngập lụt; Bình Thuận