Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

2017-62-772

Nhận diện niên đại và giá trị văn hóa của các di tích sơ kỳ kim khí thuộc lưu vực sông Cả

Viện Khảo cổ học

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Bộ

TS. Trịnh Hoàng Hiệp

PGS.TS. Bùi Văn Liêm, ThS. Hoàng Thúy Quỳnh, CN. Nguyễn Thị Hảo, CN. Nguyễn Thơ Đình, ThS. Phạm Thanh Sơn, CN. Trương Hữu Nghĩa, CN. Nguyễn Thị Thúy, PGS.TS. Hán Văn Khẩn, Nguyễn Chiều

04/2015

04/2017

2017

Hà Nội

440 tr.

Hệ thống hóa toàn bộ nguồn tài liệu thời đại đồng thau ở lưu vực sông cả. Phân loại di tích, di vật tại các bảo tàng địa phương và Trung ương theo tính chất di tích, di vật, theo môi trường kinh tế cổ, môi trường và địa bàn cư trú. Phúc tra một số di chỉ, di tích trọng điểm bằng phương pháp điều tra liên ngành (khảo cổ học, môi trường cổ, nông nghiệp cổ, niên đại học, địa chất học…). Chọn lựa mẫu phân tích bằng các phương pháp khoa học tự nhiên hiện đại: soi dấu vết lao động, niên đại C14, phân tích thành phần gốm, đá, thủy tinh, đồng thau… Lập phiếu di vật (kèm theo ảnh, bản vẽ) so sánh trong tổng thể các di tích cùng bình tuyến, cùng truyền thống. Nghiên cứu đánh giá giá trị lịch sử văn hóa. Khái quát đặc trưng văn hóa chung của giai đoạn, riêng của di tích trong bối cảnh thời đại Kim khí lưu vực Sông Cả. Khái quát xã hội sơ kỳ Kim khí lưu vực Sông Cả trong các lĩnh vực: Tổ chức xã hội - kinh tế; các nền văn hóa và các giai đoạn phát triển. Các mô hình phát triển kinh tế: kinh tế vật chất và đời sống tinh thần. Thực chất của nền nông nghiệp trồng lúa nước trong giai đoạn này; Bức tranh của nền kinh tế sản xuất thủ công: sản xuất công cụ đá, đồ trang sức đá, đồ gốm, các khu vực sản xuất; đồ kim loại. Vấn đề kỹ thuật luyện kim qua các giai đoạn phát triển của thời đại Kim khí. Loại hình của các loại di vật và kỹ thuật chế tạo nó. Những nghiên cứu đóng góp mới về cố sinh, cổ nhân, môi trường trên địa bàn và khung niên đại này.

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

13962