Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Phân lập các dòng vi khuẩn cố định đạm và sản xuất phân vi sinh ở quy mô phòng thí nghiệm cho cây mía trồng tại tỉnh Sóc Trăng

Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ sinh học, Trường Đại học Cần Thơ

UBND Tỉnh Sóc Trăng

Tỉnh/ Thành phố

PGS.TS. Nguyễn Hữu Hiệp

Công nghệ sinh học trong nông nghiệp khác

01/06/2005

31/12/2006

2007

Cần Thơ

40 tr

Nhóm nghiên cứu đã phân lập được 26 dòng vi khuẩn ký hiệu từ Gn1,..., Gn26 từ các mẫu mía ở 2 huyện Mỹ Tú và Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng bằng cách trích dẫn phần dịch từ thân, rễ, lá của cây mía, chủng vào môi trường bán đặc LGIP. Bằng kỹ thuật PCR và điện di đã xác định được 4/26 dòng vi khuẩn đã phân lập là vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus (dòng Gn4, Gn9, Gn12 và Gn19) do sự xuất hiện band ở vị trí 800bp phù hợp với báo cáo của Madhaiyan M và ctv. và hình dạng, kích thứơc, màu sắc khuẩn lạc đều giống như những mô tả trước đây về Gluconacetobacter diazotrophicus. Nguồn carbon thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus là rỉ đường. Vi khuẩn đạt mật số cao nhất (6,7.1010 CFU/ml) ở nồng độ rỉ đường 10% nên đã được chọn để nuôi vi khuẩn thu sinh khối, dùng trộn vào chất mang sản xuất phân vi sinh. Thành phần chất mang thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus là 50% than bùn + 25% bã bùn +25% xác mía. Vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus với thành phần chất mang như trên sẽ bảo quản được trong 02 tháng ở nhiệt độ thường, mật số vi khuẩn vẫn đạt cao hơn 109CFU/g chất khô. Ngoài ra, đề tài đã xây dựng được quy trình sản xuất phân vi sinh cố định đạm cho cây mía ở quy mô phòng thí nghiệm.

vi khuẩn cố định đạm, cây mía, phân vi sinh

VN-SKHCNSTG