liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

21/GCNĐKKQ-SKHCN

Phân tích thị trường khoa học và công nghệ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nhằm thúc đẩy việc nâng hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hưng Yên

Viện Kinh tế và Phát triển

UBND Tỉnh Hưng Yên

Tỉnh/ Thành phố

TS. Lê Thị Kim Oanh

- PGS. TS. Đỗ Quang Giám - TS. Nguyễn Văn Phương - TS. Nguyễn Thị Kim Oanh - ThS. Trần Thị Thanh Huyền - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang - ThS. Đoàn Thị Ngọc Thúy - ThS. Đào Hồng Vân - ThS. Nguyễn Ngọc Mai - TS. Phạm Thị Hương Dịu - TS. Nguyễn Quốc Chỉnh - PGS. TS. Bùi Thị Nga - PGS. TS. Trần Hữu Cường - TS. Bùi Thị Lâm - TS. Hoàng Sĩ Thính - ThS. Lê Văn Thắng; - TS. Nguyễn Hùng Anh - TS. Cao Trường Sơn - TS. Bùi Lê Vinh - ThS. Đào Thị Hoàng Anh - ThS. Vũ Thị Hằng Nga - ThS. Lê Thanh Hà - ThS. Trần Nguyễn Hải Yến - ThS. Bùi Hồng Qúy - ThS. Hoàng Thị Mai Anh - ThS. Vũ Thị Hải - TS. Nguyễn Văn Hướng - ThS. Phan Lê Trang - ThS. Nguyễn Thị Hải Bình - ThS. Phạm Thị Đam - ThS. Trần Văn Thắng..

Khoa học xã hội

2022

hà Nội

196

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đề tài đã đạt được những kết quả sau: Đề tài đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về thị trường KHCN nói chung, thị trường KHCN nói riêng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, đã khái quát về chương trình OCOP, nội dung nâng hạng sản phẩm OCOP, và liệt kê các chính sách về thị trường KHCN gắn với chương trình OCOP ở Việt Nam và tỉnh Hưng Yên. Đặc biệt, đề tài đã tổng kết lại nhiều bài học có giá trị trong phát triển thị trường KHCN phục vụ phát triển OCOP ở trong và ngoài nước. Căn cứ từ lý luận khoa học về thị trường KH&CN lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gắn với nâng hạng sản phẩm OCOP, đề tài đã phản ánh được thực trạng thị trường KH&CN lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gắn với nâng hạng sản phẩm OCOP ở Hưng Yên; đánh giá được vai trò của việc sử dụng các sản phẩm khoa học công nghệ nhằm nâng hạng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Đề tài đồng thời phân tích những yếu tố nội sinh, ngoại sinh ảnh hưởng đến thị trường KH&CN lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gắn với nâng hạng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Cùng với đó, trên cơ sở đánh giá thị trường KH&CN lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gắn với nâng hạng sản phẩm OCOP, thông quan phân tích các thành tựu đã đạt được, cũng như những hạn chế đang tồn tại, nguyên nhân của các hạn chế đó, đề tài đã đề xuất 2 nhóm giải pháp nhằm phát triển thị trường KH&CN lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gắn với nâng hạng sản phẩm OCOP như sau: Nhóm 1 – Các giải pháp phát triển thị trường KH&CN lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gắn với nâng hạng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh bao gồm các giải pháp cụ thể sau: Đẩy mạnh đa dạng các sản phẩm khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; Tăng số lượng, nâng cao năng lực của các tổ chức cung ứng KH&CN trọng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Đẩy mạnh nhu cầu KH&CN của các tổ chức, cá nhân gắn với nâng hạng sản phẩm OCOP; Thành lập và phát triển tổ chức trung gian trên thị trường KH&CN. 48 Nhóm 2 – Các giải pháp nâng hạng sản phẩm OCOP bao gồm các giải pháp cụ thể sau: Cải thiện năng lực của các chủ thể OCOP; Cải thiện điểm của các tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP; Tăng cường công tác xúc tiến thương mại trong huyện, thành phố và các địa phương trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; Thúc đẩy phát triển chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm OCOP; Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng hạng sản phẩm OCOP; Nâng cao chất lượng cán bộ, viên chức và người lao động tham gia thực hiện chương trình OCOP; Đổi mới cơ chế hoạt động; Tăng cường huy động các nguồn lực của Nhà nước và xã hội đầu tư thực hiện Chương trình OCOP. Đồng thời, đề tài cũng đề xuất kiến nghị với Nhà nước, Bộ ban ngành, Tỉnh Hưng Yên để thực hiện giải pháp.

Nâng hạng sản phẩm OCOP

2022-21-NVKHCN