Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Phân tích tốc độ truyền dữ liệu trong hệ thống mạng đa đầu vào và đa đầu ra với kênh truyền Key-holes

Trường đại học Thủ Dầu Một

UBND Tỉnh Bình Dương

Cơ sở

TS. Đoàn Xuân Toàn

TS. Đoàn Xuân Toàn; TS. Ngô Quốc Hiển (Thành viên); TS. Hồ Đức Chung (Thành viên)

Khoa học tự nhiên

01/12/2020

01/06/2022

2022

Bình Dương

Mục Đích nhằm phân tích và đánh giá năng lực hệ thống viễn thông tương lai sử dụng công nghệ massive MIMO trong trường hợp kênh truyền là Key holes, với 02 kỹ thuật giải mã tín hiệu bao gồm: use-and-then-forget (UTF) và full-side-information (FSI). Trên kết quả đó, đề xuất kỹ thuật giải mã tín hiệu phù hợp cho hệ thống. Ngoài ra, kết quả đề tài còn xây dựng công thức toán học mô tả đáp ứng của hệ thống, phục vụ cho việc thiết kế hệ thống và các nghiên cứu sâu hơn trong tương lai. Phần lớn các công trình về Massive MIMO đều được phân tích với kênh truyền Rayleigh, và khi đó việc áp dụng kỹ thuật UTF vào giải mã tín hiệu cho thiết bị bên nhận đạt được tốc độ cao. Trong thực tiển, tín hiệu thường phải đi xuyên qua các khe hẹp, ví dụ như trong hệ thống đường ngầm hay tòa nhà lớn, lúc đó kênh truyền được mô hình hóa theo mô hình Key holes. Vì vậy, trong trường hợp này kênh truyền sẽ không còn đặc tính đặc trưng của hệ thống massive MIMO truyền thống, cụ thể là harderning. Khi đó, kỹ thuật giải mã UTF sẽ không còn phù hợp. Trong đề tài này, chúng tôi đã phân tích năng lực của hệ thống massive MIMO với kênh truyền key holes. Cụ thể: Phát triển hàm toán học mô tả tốc độ truyền dữ liệu cho trường hợp dùng kỹ thuật giải mã tín hiệu UTF và FSI. So sánh năng lực của hệ thống tương ứng với 02 kỹ thuật giải mã tín hiệu UTF và FSI. Kết quả cho thấy, trong trường hợp kênh truyền key holes, đặc biệt khi số lượng khe mà tín hiệu đi qua nhỏ, hệ thống nên dùng kỹ thuật FSI để giải mã tín hiệu.

Tốc độ; Dữ liệu; Mạng: Đa đầu; Key-holes

BDG-2022-070