liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

DTT-2020-06-D

Phát triển du lịch bền vững cho huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh hiện nay

Đại học Kinh tế Luật

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tỉnh/ Thành phố

PGS. TS Nguyễn Hải Quang

ThS Nguyễn Minh Thoại; ThS Lê Thị Hà My; ThS Nguyễn Thị Hồng Gấm; ThS Nguyễn Thị Yến

Khoa học xã hội

01/12/2020

01/06/2023

2023

TPHCM

Thứ nhất, huyện Vĩnh Cửu có tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, rất thích hợp cho du lịch sinh thái. Với khi hậu mát mẻ, Vĩnh Cửu có cả tài nguyên thiên nhiên sông – hồ nước lẫn rừng như: Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hoá Đồng Nai (Mã Đà sơn cước) với hệ sinh thái rừng, hồ, sông, suối, bãi đá, vườn cây…; nhà máy thuỷ điện Trị An với nhiều phong cảnh hùng vĩ cho tham quan, chụp ảnh; đảo Ó – Đảo Đồng Trường với hơn 24 ha và không gian trong lành, thoáng đãng phù hợp với nhiều hoạt động giải trí ngoài trời; thác Ràng - một địa điểm tham quan nghỉ dưỡng lý thú; làng Bưởi Tân Triều với khu vườn bưởi lớn và những món ăn được làm từ bưởi cùng với những món ăn nổi tiếng.
Thứ hai, huyện Vĩnh Cửu có nhiều tài nguyên du lịch nhân văn vật thể thích hợp cho du lịch sinh thái và văn hóa – lịch sử. Huyện có khu di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam tọa lạc cặp theo sông Mã Đà, Suối Nhung, suối Nứa (suối Mum); địa đạo suối Linh với hệ thống giao thông hào dài, nằm trên địa hình rộng; cùng các công trình kiến trúc tôn giáo và tâm linh với khoảng 20 đình, chùa, nhà thờ, trong đó có một số đã được xếp hạng di tích lịch sử như: đình Long Chiến, đình Phú Trạch, đình Cẩm Vinh; tổ đình Quốc ân Kim Cang, chùa Hội Phước, nhà thờ Tân Triều...
Thứ ba, huyện Vĩnh Cửu có tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể phù hợp với phát triển du lịch văn hóa - lịch sử. Tính đa sắc tộc, tôn giáo đã tạo ra nét văn hóa nghệ thuật của huyện đa dạng và phong phú như: Biểu diễn nghệ thuật cồng chiêng của dân tộc Chơro ở xã Phú Lý; đờn ca tài tử ở xã Tân Bình, Tân An, Thạnh Phú…; các nghề thủ công truyền thống (làm bánh tráng ở xã Thạnh Phú, nấu đường mía thủ công ở xã Bình Lợi, nấu rượu bưởi…).
Thứ tư, cơ sở hạ tầng giao thông đến các điểm du lịch tại huyện Vĩnh cửu đã có bước cải thiện đáng kể, hệ thống điện, chiếu sáng, cấp thoát nước, viễn thông cũng đáng ứng được yêu cầu cơ bản cho hoạt động du lịch. Huyện có cả hạ tầng giao thông cho vận tải đường bộ và đường thủy với một số doanh nghiệp tư nhân đang khai thác vận chuyển hàng hóa, hàng khách bằng đường bộ. Hệ thống đường thủy gồm 38 bến tàu thủy nội địa phục vụ cho vận chuyển khách và hàng hóa, trong đó có 02 bến đang khai thác cho khách du lịch và 5 tàu chở khách du lịch tại các khu du lịch Năm Huệ (Tân Bình) và khu du lịch đảo Ó - Đồng Trường.
Thứ năm, tình hình an ninh trật tự tại huyện nói chung và các khu du lịch nói riêng của huyện Vĩnh Cửu được các đối tượng đánh giá tương đối tốt. Nhìn chung công tác đảm bảo an ninh trật tự được cả khách du lịch, cộng đồng dân cư và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch tại huyện Vĩnh Cửu đánh giá ở mức khá tốt, tạo sự yên tâm cho khách khi đi du lịch đến huyện.
Thứ sáu, nhìn chung các hoạt động du lịch đã được quan tâm đến bảo tồn thiên nhiên và ít gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay các công trình xây dựng ở các điểm du lịch sinh thái như khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hoá Đồng Nai, Thác Ràng, Địa đạo Suối Linh… chưa nhiều. Thêm nữa công tác bảo tồn, cải tạo nguồn tài nguyên được Huyện quan tâm. Vì vậy các hoạt động du lịch chưa gây tổn hại lớn đến môi trường sinh thái và môi trường tự nhiên. Các hoạt động du lịch được cả khách du lịch, cộng đồng dân cư và các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ du lịch đánh giá là ít gây ô nhiễm môi trường, bao gồm các môi trường nước, âm thanh, đất và không khí
Thứ bảy, huyện Vĩnh Cửu có cộng đồng dân cư tương đối lớn, đa dân tộc, sẵn lòng tham gia vào phát triển du lịch của địa phương. Với dân số gấn 170 nghìn người, cộng đồng dân cư của huyện tương đối lớn với nhiều dân tộc khác nhau. Phần lớn dân cư sinh sống tập trung ở các trung tâm đô thị và dân cư, gần với các điểm du lịch nên có thể dễ dàng tham gia vào các hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch.  Phần lớn dân cư và các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ du lịch nhận thức được vai trò của dân cư trong việc phát triển du lịch bền vững, cộng đồng sẵn lòng tham gia vào các hoạt động du lịch vì lợi ích của việc phát triển du lịch.
Thứ tám, mức sống và nhận thức của cộng đồng dân cư về du lịch ngày được cải thiện. Vĩnh Cửu hiện là huyện đạt được nhiều thành tích trong công cuộc xây dựng nông thôn mới được công nhận cấp quốc gia qua nhiều năm. Thu nhập và mức sống được cải thiện là một trong những nhân tố tác động mạnh đến nhận thức người dân ở những lĩnh vực khác, trong trường hợp Vĩnh Cửu là hướng phát triển du lịch bền vững dựa trên cộng đồng dân cư. Nhận thức gia tăng giúp người dân hiểu rõ được vai trò, lợi ích đem lại từ du lịch.

du lịch, Vĩnh cửu

P.CSDL-TT TKC

DNI-2023-09