
- Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ biên soạn biên niên sự kiện lịch sử Hải Phòng
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ enzym trong chế biến một số nông sản thực phẩm ĐTN: Nghiên cứu thu nhận chế phẩm bêta-glucozidaza và ứng dụng trong việc khai thác hương liệu nhằm tăng hương cho một số loại đồ uống
- Một số vấn đề pháp lý cấp bách về đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay
- Nghiên cứu đề xuất hướng dẫn kỹ thuật cho dịch vụ số (digital service) của cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ số
- Xây dựng cơ sở khoa học và đề xuất các định hướng chính cho việc khai thác sử dụng hợp lý vùng nước ven bờ bắc Bình Thuận (Từ Nam Cà Ná tới Bắc vịnh Phan Thiết)
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về Nhãn hàng hóa
- Điều tra khảo sát đánh giá mức độ xâm nhập mặn vùng cửa sông và đồng bằng ven biển bị ngập mặn của tỉnh Quảng Nam
- Điều tra đánh giá trữ lượng chất lượng sét tại một số xã thuộc huyện Hoà Vang thành phố Đà Nẵng
- Nghiên cứu phát triển hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu tại khu vực duyên hải vùng Bắc Trung Bộ
- Nhân rộng áp dụng hệ thống quản ISO 9001 tích hợp ISO 3834 cho các doanh nghiệp cơ khí chế tạo



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
111/23/2022/ĐK-KQKHCN
Phát triển kinh tế hợp tác sản xuất lâm nghiệp bền vững trong đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện M’Drắk tỉnh Đắk Lắk
Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện M'Drắk
UBND Tỉnh Đắk Lắk
Cơ sở
KS. NGUYỄN THẾ THẬP
CN. H Jen Niê (Thư ký); CN. Khương Văn Phong; ThS. Phạm Ngọc Quang; CN. Hào Quang Trường; CN. Nguyễn Thị Phương Thủy; CN. Y Đôi Niê; ThS. Ngô Thế Sơn; ThS. Y Jônh Byă; CN. H Na Sơ Rơ Niê;
Khoa học nông nghiệp
01/09/2020
01/09/2022
2022
Đắk Lắk
100
Qua điều tra thực tế, M’Drắk có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế hợp tác sản xuất rừng trồng như: diện tích bình quân của hộ là 4,35 ha/hộ là điều kiện quan trọng để hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã lâm nghiệp trong thời gian tới; Tỷ lệ nông hộ trồng rừng có nhu cầu hợp tác với nhau chiếm 53,33%; Nông hộ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất rừng trồng; Lượng vốn của các hộ sản xuất rừng trồng không lớn, điều này hạn chế việc hình thành cũng như khả năng phát huy động vốn mở rộng hoạt động của các hợp tác xã lâm nghiệp tại địa phương.
Qua phân tích SWOT để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao phát triển kinh tế sản xuất rừng trồng trong thời gian tới của huyện M’Drắk như sau: (i) Củng cố nâng cao hiệu quả các HTX, (ii) Tăng cường công tác tuyên truyền về luật HTX 2012, (iii) Truyền thông các mô hình HTX hiệu quả, (iv) Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, (v) Phát triển liên kết theo chuỗi giá trị các sản xuất.
Thành lập Hợp tác xã Lâm Nghiệp Ea Trang gồm có 11 thành viên, thành phần tham gia có 100% là người dân tộc bản địa. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý dân chủ, hiệu quả hoạt động cao, có sự tin tưởng và tương trợ lẫn nhau. Bên cạnh đó, đã hỗ trợ xây dựng mô hình vườn ươm giống cây đầu dòng và giâm hom keo lai cho Hợp tác xã Lâm nghiệp Ea Trang.
Qua quá trình chuyển giao công nghệ ươm cây đầu dòng và giâm hom keo lai, nông hộ được tập huấn kỹ càng về quy trình sản xuất giống và rừng trồng keo lai giâm hom, nông hộ nắm bắt làm chủ được quy trình công nghệ và đã chủ động sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường; Đã xây dựng thành công vườn ươm cây keo chất lượng cao với 2.000 cây mẹ với diện tích là 1.000m2 và tổng số hom là hơn 11.500 cây hom keo lai. Mặc dù, vẫn chưa đánh giá chính xác và khách quan giá trị kinh tế từ sản xuất cây keo lai giống mang lại, nhưng xét về tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây mẹ đều cho biểu hiện tốt, dự đoán về giá trị kinh tế không nhỏ mang lại cho người sản xuất cây keo lai giống dâm hom sau này.
Hợp tác xã sản xuất lâm nghiệp bền vững
Trung tâm Thông tin - Ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk
ĐL40-2022-023