Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

18/2022

Phục tráng và xây dựng quy trình canh tác theo hướng hữu cơ giống lúa đặc sản Nàng Nhen thơm vùng Bảy núi tỉnh An Giang

Trường Đại Học Cần Thơ

UBND Tỉnh An Giang

Tỉnh/ Thành phố

PGS.TS. Lê Việt Dũng

PGS.TS Võ Công Thành; TS. Quan Thị Ái Liên; ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hân; ThS.Trần Thị Phương Thảo; ThS. Nguyễn Ngọc Cẩm; KTV. Đái Phương Mai; KTV. Võ Quang Trung; ThS. Nguyễn Tuấn Vũ; KTV. Nguyễn Thành Tâm

Khoa học nông nghiệp

01/10/2014

01/08/2019

2020

An Giang

105

Công tác phục tráng giống từ hạt giống có trong sản xuất được thực hiện theo qui trình của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Tuy nhiên để việc chọn lọc được hiệu quả và rút ngắn thời gian phục tráng, kỹ thuật điện di protein SDS-PAGE được sử dụng ở bước Go và G1, Từ 10 dòng của G2 được tiếp tục tuyển chọn qua 2 vụ đến khi chọn được dòng thuần bằng kỹ thuật điện di SDS-PAGE. Kết quả chọn được 5 dòng đạt được các tiêu chuẩn đề ra trong mục tiêu của đề tài được khảo sát tính thơm dựa vào phân tích hàm lượng 2-acetyl-1-pyrroline (2AP). Qua các bước chọn lọc dựa vào các đặc tính hình thái và các chỉ tiêu chất lượng và sinh hóa của hạt gạo có 3 dòng được chọn. Ba dòng có các đặc tính: thơm, mềm cơm, thuần là vật liệu trong bước khảo nghiệm cơ bản tại địa phương.

Khảo nghiệm cơ bản được thực hiện trong hai vụ mùa năm 2015 và 2016 tại 2 điểm thuộc huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Tại Huyện  Tri Tôn, thí nghiệm được thực hiện xã Núi Tô. Tại huyện Tịnh Biên được thực hiện tại xã An Hảo.
Khảo nghiệm được thực hiện tại 2 điểm Tri Tôn và Tịnh Biên vào vụ mùa năm 2016, 2018. Diện tích khảo nghiệm 500 m2/giống/điểm. Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá tương tự với vụ khảo nghiệm cơ bản. 
Mô hình kỹ thuật canh tác về ảnh hưởng của phân hữu cơ
Mô hình ảnh hưởng phân hữu cơ trên giống Nàng Nhen được thực hiện trong vụ mùa 2019. Ba mô hình được bố trí theo thể thức ngẫu nhiên.
* Mô hình 1: sử dụng giống Nàng Nhen địa phương và áp dụng các kỹ thuật canh tác theo truyền thống của nông dân vùng Bảy Núi.
* Mô hình 2: sử dụng giống Nàng Nhen được Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long do giáo sư Nguyễn Thị Lang phục tráng, các kỹ thuật canh tác cũng được thực hiện như mô hình 1 theo truyền thống của nông dân.
* Mô hình 3: mô hình sử dụng giống NN1 được phục tráng trong các bước khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất, mô hình áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ bằng việc sử dụng 300 Kg phân hữu cơ vi sinh có thành phần như sau: hữu cơ 18%, đạm tổng số: 2%;, P2O5hh 2%, K2O hh 1% CaO 0,05%, MgO 0,15%, B 300ppm, Zn 500 ppm, Cu 300ppm, nấm đối kháng Tricoderma sp1 106cfu/g + kết hợp bón phân vô cơ 50kg/ha phân 20-20-15.
Ba mô hình được thực hiện tại xã An Cư huyện Tịnh Biên.
 

phục tráng; đặc sản; nàng nhen; lúa, hữu cơ

AGG-2022-018