Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Sản xuất lắp đặt máy rửa tay sát khuẩn tự động tại một số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Trường Đại học Yersin Đà Lạt

UBND Tỉnh Lâm Đồng

Cơ sở

TS. Phạm Đình Trung

TS. Nguyễn Cao Cường; ThS. Thái Thuận Thương; ThS. Nguyễn Hợp Tấn; ThS. Phạm Thế Anh; ThS. Đinh Quốc Hiếu; ThS. Trần Ngọc Trung

Chế tạo máy nói chung

01/10/2021

01/04/2022

2022

Lâm Đồng

49

Năm 2021 tình hình Covid 19 diễn biến hết sức phức tạp và nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh là cần thiết. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế rửa tay sát khuẩn đúng cách là một trong những biện pháp quan trọng nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra, khảo sát, thực trạng rửa tay sát khuẩn tại các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Trong các đối tượng được khảo sát, có 52% có kiến thức đúng về các bước rửa tay theo quy định, còn 48% (tương tứng 480 người) chưa đúng về thứ tự các bước rửa tay. Đồng thời, đối tượng trả lời đúng về thời gian rửa tay là 70%, số lần chà tay đúng là 80%. Đặc biệt vẫn còn 8,6% đối tượng chưa đúng về các thời điểm rửa tay trong khi đó đa số người được hỏi đều được tập huấn về rửa tay chiếm 90,6%. Điều tra, khảo sát nguy cơ nhiễm khuẩn qua đường tiếp xúc, tiêu hóa tại trường tiểu học. Kết quả cho thấy tỷ lệ thói quen trước và sau các thời điểm rửa tay trước khi rửa mặt, trước khi cầm vào thức ăn, sau khi đi tiêu, tiểu hoặc làm vệ sinh khác, sau khi đi học/đi làm về, sau khi chơi đồ chơi, ra chơi vào lớp đều đạt chỉ số hiệu quả lần lượt là 2,14; 2,88; 0,5; 5,62 và 7,22. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy ý kiến chuyên gia phương án sát khuẩn bàn tay tại các trường tiểu học. Tất cả các chuyên gia đều cho rằng giải pháp thiết kế lắp đặt máy cấp dung dịch sát khuẩn tay tự động là cấp thiết và phù hợp để lắp đặt tại một số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời, kết quả của dự án đáp ứng được mục tiêu đặt ra ban đầu. Hoàn thành sản xuất và lắp đặt số lượng 111 máy và bàn giao cho 28 trường TH và 5 trường THCS trên địa bàn TP Đà Lạt và huyện Đam Rông. Ngoài ra lắp đặt thêm 10 máy: 2 máy tại trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng, 1 máy tại sở KHCN, 1 máy tại Sở Nông nghiệp, 1 máy tại sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng, 5 máy tại trường ĐH Yersin. Pha chế 2700 dung dịch sát khuẩn đạt tiêu chuẩn bộ y tế bàn giao cho các đơn vị sử dụng Sau khi bàn gian máy rửa tay sát khuẩn và dung dịch sát khuẩn nhóm chuyên gia đã tập huấn, hướng dẫn vận hành cho các đơn vị. Sau 2 tháng triển khai nhóm nghiên cứu bắt đầu khảo sát hiệu quả sử dụng máy rửa tay sát khuẩn tự động. Kết quả bên cạnh mục tiêu giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid 19, nhóm nghiên cứu còn đạt được kết quả trong 1000 người tham gia nghiên cứu, tỷ lệ kiến thức rửa tay đạt lần lượt trước can thiệp và sau can thiệp là 52% và 86%. Ngoài ra thực hành rửa tay đúng đạt lần lượt trước và sau can thiệp là 85,5% và 92,4%. Điều này có ý nghĩa thống kê khi chỉ số hiệu quả của So sánh p1-p2 và p3 – p4 <0,05. Thời điểm rửa tay cũng có cải thiện 45 đáng kể khi đạt chỉ số hiệu quả là 2,14; 2,88; 0,5; 5,62 và 7,22 tương ứng với các thời điểm rửa tay trước khi rửa mặt, trước khi cầm vào thức ăn, sau khi đi tiêu, tiểu hoặc làm vệ sinh khác, sau khi đi học/đi làm về, sau khi chơi đồ chơi, ra chơi vào lớp. Trên kết quả này đã góp phần giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn qua đường tiêu hóa thông qua bàn tay. Ngoài ra thông qua các tài liệu tập huấn đã thay đổi thói quen tốt cho học sinh rửa tay vệ sinh trước và sau khi tiếp xúc với các nguồn lây bệnh thông qua bàn tay.

Sản xuất; Lắp đặt; Máy rửa tay; Sát khuẩn; Tự động; Trường tiểu học

Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ Lâm Đồng

LDG-2022-041