
- Nghiên cứu các giải pháp phòng trừ sâu hại chính cây Bồ đề (Styrax tonkinensis) tại tỉnh Yên Bái
- Nghiên cứu công nghệ quản lý chế độ canh tác lúa cải tiến nhằm tiết kiệm nước tăng năng suất và giảm thải khí nhà kính
- Nghiên cứu ứng dụng GIS hỗ trợ kiểm tra tính hợp lý về vị trí không gian một số loại đất phi nông nghiệp công bố và theo dõi thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất
- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao tại huyện Mèo Vạc - tỉnh Hà Giang
- Thiết kế xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm đánh giá chất lượng học tập hai môn toán và tiếng Việt của học sinh tiểu học trên địa bàn Sơn La
- Các giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại ở nông thôn vùng Tây Bắc nước ta hiện nay
- Sử dụng dữ liệu thay thế (alternative data) trong việc chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại các tổ chức tín dụng
- Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận quy hoạch hệ thống chiếu sáng công cộng bằng đèn LED ở thành phố Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu đề xuất hệ thống kiến thức kỹ năng về giám sát hoạt động xây dựng cho Hội đồng nhân dân các cấp
- Đánh giá diễn biến môi trường khu vực trọng điểm phát triển kinh tế-xã hội của hai vùng tam giác phía Bắc và phía Nam Phụ lục: Đánh giá diễn biến môi trường nước dưới đất Bà Rịa-Vũng Tàu



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
Sản xuất thử nghiệm tinh dầu sả chanh tại Hợp tác xã Nông nghiệp An Phú Hưng huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng
Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Sóc Trăng
UBND Tỉnh Sóc Trăng
Tỉnh/ Thành phố
Lê Minh Hoàng
Nguyễn Chí Thích; Trần Thanh Hiền; Phạm Minh Rây; Phạm Xuân Nhiệm; Trần Tú Cầm; Nguyễn Tuấn Kiệt;
01/04/2018
01/12/2018
2018
Sóc Trăng
40
- Qua triển khai thực hiện dự án Sản xuất thử nghiệm tinh dầu sả chanh tại HTX Nông nghiệp An Phú Hưng, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, nhóm thực hiện dự án đã triển khai hoàn thành các nội dung công việc:
- Khối lượng tinh dầu thu được qua các thí nghiệm là 4,62 lít thấp hơn so với mục tiêu đặt ra là 2,58 lít (sản phẩm dự tính 7,2 lít) nguyên nhân do nguyên liệu sả sử dụng chưng cất được thu hoạch vào mùa mưa nên sinh khối biến động giảm so với thời điểm khảo nghiệm để xây dựng mục tiêu thực hiện dự án.
- Quy trình chưng cất tinh dầu bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước với quy mô nguyên liệu là 100 kg/mẻ có mức nhiệt độ thân lò chưng cất tối ưu là 1500C, thời gian thu tinh dầu tối ưu là 90 phút (Tổng thời gian chưng cất là 165 phút/mẻ). Sản lượng tinh dầu được chiết xuất từ nguyên liệu lá sả cao hơn so với chiết xuất từ nguyên liệu thân sả.
- Hợp tác xã nên chọn lá sả là nguyên liệu chính để sản xuất, chỉ chọn sản xuất nguyên liệu thân sả khi thị trường đầu ra của cây sả gặp khó khăn, giá thấp nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho sản xuất và đảm bảo đầu ra có lợi nhuận cho người dân trồng sả tại địa phương.
- Dự án đã giúp HTX nông nghiệp An Phú Hưng hoàn thiện quy trình sản xuất tinh dầu sả chanh theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11425:2016 (ISO 3217:1974); sản phẩm đạt tiêu chuẩn và đảm bảo an yêu cầu về toàn thực phẩm theo quy định.
- Dự án đã góp phần tạo ra sản phẩm mới cho địa phương, cung cấp cho thị trường một sản phẩm tinh dầu thiên nhiên an toàn, chất lượng, góp phần cũng cố lòng tin của người tiêu dùng đối với thực phẩm chế biến trong bối cảnh thực phẩm mất an toàn như hiện nay.
- Dự án đã xây dựng được mô hình sản xuất tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11425:2016 (ISO 3217:1974) để các đơn vị và cá nhân tham quan, học tập và là cơ sở khoa học để tiến hành triển khai rộng rãi đến với các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong tỉnh.dầu sả, cù lao dung
VN-SKHCNSTG
VN-SKHCNSTG