
- Một số giải pháp nâng cao năng lực thoát nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc Raglai huyện Bác Ái tỉnh Ninh Thuận
- Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực xen lúa và luân canh tôm sú sinh thái tại tỉnh Bến Tre
- Nghiên cứu luận cứ khoa học và xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh An Giang đến năm 2010
- Một số kết quả nghiên cứu sử dụng vi rút côn trùng và hiệu quả sử dụng chúng trong phòng trừ sâu hại cây trồng từ năm 1990-1995
- Sử dụng kỹ thuật tái tổ hợp ADN trong công tác chọn tạo giống cây trồng vật nuôi vi sinh vật có năng suất cao chất lượng tốt chống chịu tốt với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro cây lan Giả hạc Di Linh (Dendrobium anosmum) phục vụ công tác nhân giống góp phần bảo tồn và phát triển nguồn lan rừng quý hiếm tại tỉnh Lâm Đồng
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS xây dựng bộ bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên phục vụ công tác quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh
- Nghiên cứu chính sách đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt Nam về nông thôn
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị định vị vệ tinh phục vụ giám sát quản lý phương tiện giao thông đường bộ đường sắt- Các chuyên đề
- Nghiên cứu và phân vùng nguy cơ xảy ra lũ quét và đề xuất các giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại ở Thanh Hoá



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
22/2023
Sản xuất và tiêu thụ cây dược liệu trong thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện Tịnh Biên - Thực trạng và giải pháp
Trường Chính trị Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang
UBND Tỉnh An Giang
Cơ sở
ThS. Bùi Thị Kim Chung
ThS. Lê Châu Mỹ Hoa; TS. Lê Quang Vinh; ThS. Nguyễn Xuân Mỹ; ThS. Ngô Thanh Bình; CN. Đoàn Minh Hiền; CN. Nguyễn Thanh Tâm; ThS. Lê Thanh Thảo.;
Khoa học y, dược
01/05/2023
01/10/2023
2023
An Giang
128
Thị xã Tịnh Biên có địa hình đồi núi chiếm gần 18% tổng diện tích, là địa bàn hoàn toàn phù hợp và có tiềm năng cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu. Việc phát triển dược liệu dưới tán rừng, mở ra cơ hội rất lớn cho các chủ rừng có thêm nguồn thu nhập để an tâm bảo vệ môi trường cho hiện tại và cả thế hệ tương lai, mở ra sự giao thương, tham gia thị trường dược liệu có nguồn gốc tự nhiên, chú trọng tái sinh, phát triển nhân giống các dược liệu quý, hiếm. Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, điều tra, sưu tầm, thống kê các loại cây làm thuốc; trữ lượng cây làm thuốc hiện có trên vùng đồi núi trong tỉnh An Giang, từ đó có kế hoạch tổ chức bảo vệ, gây trồng, khai thác hợp lý và phát triển theo hướng bền vững. Đặc biệt là xây dựng và phát triển vườn cây thuốc trong nhân dân.
Trong thời gian gần đây, các nhà khoa học, các ngành chức năng, giới nghiên cứu báo động nguy cơ tuyệt chủng một số loài cây dược liệu quý hiếm, nhiều công trình tập trung nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp để lại trồng tái tạo và bảo tồn gen các loại cây thuốc quý hiếm. Tác giả cho rằng đây là bước quan trọng thứ nhất cần thực hiện để nâng cao ý thức bảo tồn và tái tạo,
các loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên bước tiếp theo cần khuyến khích nghiên cứu và chế tạo, chuyển dược tính của các loại cây được liệu quý hiếm từ tiềm năng thành hiện thực, phục vụ thiết thực cho cuộc sống của con người. Mặt khác, thu nhập và đời sống của người dân còn khó khăn, nhiều người sống bằng nghề hái thuốc để bán thô và nguồn thu nhập từ công việc này là nguồn thu nhập chính. Cho nên cần thiết nghiên cứu giải pháp xây dựng chuỗi giá trị dược liệu, là cơ sở cốt lõi để cải thiện đời sống người dân, vừa tận dụng lợi thế điều kiện tự nhiên dưới tán rừng, trên các đồi núi hoặc vườn nhà để trồng hình thành vùng nguyên liệu các loại cây dược liệu phục vụ việc sản xuất các sản phẩm dược liệu, vừa giải quyết được bài toán kinh tế, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương, vừa có thể hỗ trợ tốt việc phòng ngừa và điều trị bệnh.
Trước đây đã có những hợp đồng ký kết giữa các chủ thể trồng và tiêu thụ cây dược liệu, nhưng các hợp đồng này phần lớn đã bị đứt gãy. Như vậy chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa người trồng cây dược liệu, các cơ sở sơ chế, chế biến, sản xuất với thị trường tiêu thụ, trong khi tiềm năng thực hiện chuỗi giá trị dược liệu đang rất lớn.
dược liệu; chuyển dịch cơ cấu; sản xuất; tiêu thụ
AGG-2023-022