Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

So sánh 10 nồng độ Calcium để chọn 3 nồng độ thích hợp xử lý hạn chế đổ ngã trên lúa xủa lý tính đổ ngã trên giống lúa Koshihikari

Trạm Khuyến nông huyện Thoại Sơn

Sở Khoa học và Công nghệ

Cơ sở

ThS. Phan Phi Hùng

Nguyễn Thanh Tuấn, Bùi quang Tuấn, Phùng Đỗ Hoài Tâm, Trần Hiệp, Phan Thị Cẩm Nhung, Nguyễn Thị Thúy Nga, Nguyễn Ngọc Nhân, Phạm Thị Kiều Oanh, Phan Hoàng Minh

Cây lương thực và cây thực phẩm

01/12/2009

01/04/2010

2010

Trạm Khuyến nông huyện Thoại Sơn

44

Đổ ngã là một trong những yếu tố giới hạn năng suất, làm quá trình vận chuyển vật chất về hạt bị trở ngại, bông lúa bị dìm trong nước gây thối hư và khó khăn cho thu hoạch. Đổ ngã cũng là yếu tố rất đáng quan tâm để góp phần nâng cao năng suất và chất lượng lúa. Trong trường hợp chưa có giống kháng đổ ngã và không chủ động được nước thì việc sử dụng dưỡng chất sẽ phát huy tác dụng. Đề tài: “ So sánh 10 nồng độ Calcium để chọn 3 nồng độ thích hợp xử lý hạn chế đổ ngã trên lúa xử lý tính đổ ngã trên giống lúa koshihikari” được thực hiện nhằm mục tiêu: Xác định nồng độ xử lý thích hợp của Calcium (Calcium chloride) lên độ cứng cây lúa và tính đổ ngã trên lúa Koshihikari. Thí nghiệm được thực hiện tại Núi Sập bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, với 10 nồng độ Calcium (0, 50, 75, 100,125, 150, 175, 200, 225, và 250ppm) với 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 lô, kích thước mỗi lô là 300m2 (30x10m). Calcium được xử lý bằng cách phun qua lá ở hai thời điểm sau tượng dòng 5 ngày và trước trổ 5 ngày. Kết quả cho thấy: phun Calcium không làm giảm chiều cao cây nhưng có tác dụng trong việc gia tăng độ cứng, độ dày ở nồng độ 200, 225 và 250ppm một cách hiệu quả nên đã giảm đổ ngã góp phần làm tăng năng suất lúa.

giống lúa Koshihikari, tính đỗ ngã, nồng độ Calcium