Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

2023-58-KQNC-NVCS/08

Sự phát triển của chế định quyền con người, quyền công dân qua các bản hiến pháp Việt Nam và một số vấn đề đặt ra đối với pháp luật Việt Nam hiện nay

Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý

Bộ Tư pháp

Cơ sở

TS. Trương Hồng Quang

ThS. Hoàng Diệu My ;ThS. Lê Thị Thiều Hoa; ThS. Hòa Thị Thủy; ThS. Nguyễn Thị Hằng Như.

Luật học

16/3/2021

31/12/2021

2021

Hà Nội

1. Quyền con người nói chung và quyền công dân nói riêng là yếu tố quan trọng trong mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.[1] Vì vậy, nó là một trong những chế định cơ bản nhất của Hiến pháp. Quyền con người là giá trị phổ biến và không do Hiến pháp sinh ra. Việc ghi nhận quyền con người trong Hiến pháp với mục tiêu là để được bảo vệ bằng sức mạnh pháp lý cao nhất của quốc gia.

2. Theo các nhà nghiên cứu, Hiến pháp, bản thân nó, với ý nghĩa thực sự và mục đích hữu dụng thực sự, chính là một đạo luật về các quyền.[2] Việc xem xét, đánh giá Hiến pháp Anh, Hiến pháp Mỹ hay các bản hiến pháp hiện đại sau này sẽ cho thấy tính đúng đắn của nhận định này.

3. Lịch sử lập hiến của Việt Nam đã có 5 bản Hiến pháp là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013.[3] Có thể thấy các bản Hiến pháp của Việt Nam không chỉ thể hiện tư tưởng lập hiến qua các thời kỳ mà nó còn gắn với những thời điểm thăng trầm của lịch sử Việt Nam. Tuy cách ghi nhận có ít nhiều khác nhau, nhưng trong tất cả các bản Hiến pháp Việt Nam luôn có một chương liên quan đến quyền con người, quyền công dân cũng như các quy định liên quan đến bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Ở đó, dù có bất cứ thay đổi nào thì các tư tưởng về quyền con người vẫn luôn được ghi nhận, bổ sung và phát triển.

Bên cạnh đó, trong thực tiễn ở nước ta chưa thực sự nhận thức, thực hiện đầy đủ trách nhiệm hiến pháp nói chung và về quyền con người, quyền công dân nói riêng.[4] Một trong các nội dung của trách nhiệm hiến pháp là phải thể chế hóa đầy đủ, bảo đảm thực thi quyền đã được hiến định. Việc chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm hiến pháp dẫn đến tình trạng không ban hành, ban hành chậm (nợ, đọng) các văn bản luật triển khai thi hành các quyền; giải thích Hiến pháp, luật… Thực tế này đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu, đánh giá để tiếp tục hoàn thiện pháp luật nước ta về quyền con người, quyền công dân.

4. Bảo đảm và thúc đẩy quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếp tục được Đại hội XIII của Đảng kế thừa và phát triển.

5. Nghiên cứu phát triển Hiến pháp nói chung và quyền con người, quyền công dân nói riêng là một trong những hướng nghiên cứu quan trọng, chủ đạo của Viện Khoa học pháp lý. 

Với những lý do như vậy, việc nghiên cứu đề tài “Sự phát triển của chế định quyền con người, quyền công dân qua các bản Hiến pháp Việt Nam và một số vấn đề đặt ra đối với pháp luật Việt Nam hiện nay” là thực sự cần thiết, góp phần hoàn thiện Hiến pháp cũng như pháp luật về quyền con người, quyền công dân ở nước ta.

quyền con người; quyền công dân; Hiến pháp Việt Nam

2023-58-KQNC-NVCS/08