Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Sưu tầm các loài nấm ăn hoang dại ở miền Đông Nam bộ và nghiên cứu nuôi trồng một số loài nấm có giá trị thực phẩm

Đại học Quốc gia TP.HCM Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

UBND TP. Hồ Chí Minh

Tỉnh/ Thành phố

PGS. TS. Phạm Thành Hổ

Lương Thị Mỹ Ngân; Lê Thị Thanh Loan; Lê Thị Quỳnh Trang; Trần Thị Hương; Đặng Nhựt Thảo; Nguyễn Xuân Hòa

Nấm học

01/12/2014

01/12/2018

2018

TP. Hồ Chí Minh

142 tr. + phụ lục

Thu thập, phân lập, thuần hóa và nuôi trồng thử nghiệm các chủng nấm ăn hoang dại hoại sinh, mà người dân thường thu hái để ăn, ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Phần lớn các chủng phân lập được đều có khả năng lan tơ trên môi trường lúa bổ sung cám gạo và cám bắp. Mùn cưa cao su bổ sung cám bắp hoặc phân trùn quế được sử dụng làm môi trường cơ chất cho sản xuất quả thể nấm. Kết quả cho thấy rằng, hai chủng M. crassa và 2 chủng L. squarrosulus đạt hiệu suất sinh học
(HSSH) cao (64 - 70 %), kế đến là Phlebia sp. (HSSH=54%) trên hầu hết các môi trường cơ chất thử nghiệm. Đề tài đã thực hiện nuôi trồng ở qui mô lớn hơn 200
bịch phôi 4 chủng nấm tiềm năng, gồm: Nấm Dai L. squarrosulus , Nấm Da trâu Amauroderma subresinosum, nấm Gân bò Phlebia sp. và nấm Rơm lụa bạc
Volvariella bombycina. Thử độc tính bán trường diễn 3 chủng nấm Dai, nấm Gân bò và nấm Rơm lụa bạc cho kết quả an toàn, thậm chí nấm Gân bò có lợi cho gan.
Chủng thuần và qui trình nuôi trồng L. squarrosulus và V. bombycina được chuyển giao cho Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công Nghệ cao, Tp. HCM và Trung tâm này đã nuôi trồng thành công.

Nấm ăn hoang dại; Thực phẩm; Nuôi trồng; Giá trị; Nấm Dai L. squarrosulus; Nấm Da trâu Amauroderma subresinosum; Nấm Gân bò Phlebia sp.

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

HCM-0205-2018