- Phương pháp luận về sự hình thành giá vật tư nhập khẩu và sự tác động của nó đến hệ thống giá trong nước
- Nghiên cứu đánh giá và đề xuất một số giải pháp xử lý nền đất yếu phù hợp nhằm phát huy hiệu quả trong đầu tư xây dựng các dự án giao thông đường bộ tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
- Hoàn thiện công nghệ thiết kế chế tạo và vận hành thiết bị khoan phụt vữa gia cố đê phục vụ công tác phòng chống lụt bão và bảo vệ đê điều
- Nghiên cứu ứng dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) và đo quang phổ uv-vis để định tính và định lượng các hoạt chất trong một số thuốc có từ 2 đến 5 thành phần
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát và ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- Định hướng xây dựng luật chứng khoán trong mối quan hệ với các lĩnh vực pháp luật khác
- Cải tiến nội dung và phương pháp dạy học tiếng Chăm trong trường tiểu học
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo bộ điều khiển tự động tốc độ băng tải theo tải thực tế tại các dây chuyền tuyển và nhà máy tuyển
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền
- Đánh giá các công trình kiến trúc cũ có giá trị của thành phố Đà Nẵng và giải pháp bảo tồn tu tạo khai thác sử dụng
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
05
Sưu tầm nghiên cứu di sản văn hóa Hán Nôm tỉnh Đồng Tháp
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Bộ Khoa học và Công nghệ
Tỉnh/ Thành phố
PGS.TS. Lê Giang
PGS.TS. Lê Giang; PGS.TS. Lê Quang Trường;TS. Nguyễn Ngọc Quận; TS. Nguyễn Đông Triều; ThS. Nguyễn Văn Hoài; TS. Phan Mạnh Hùng; TS. Đỗ Thị Hà Thơ; ThS. Tạ Đức Tú; ThS. Lê Văn Dũng; ThS. Phan Nguyễn Kiến Nam
Khoa học nhân văn
01/01/2016
01/12/2017
2017
517tr
Đầu TK.XX, sau khi đặt chế độ thuộc địa lên đất nước ta, người Pháp đã cho thành lập Viện Viễn Đông Bác cổ để sưu tầm và nghiên cứu tư liệu Hán Nôm - tư liệu ấy hiện là tư liệu chủ yếu của Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội. Tuy nhiên phạm vi sưu tầm của Viện Viễn Đông Bác cổ chỉ dừng lại ở miền Bắc (Bắc Kỳ và một phần Trung Kỳ), còn Nam Trung Bộ và Nam Bộ thì người Pháp chưa kịp thực hiện. Trải qua một thời gian dài, do khí hậu nóng ẩm, do chiến tranh tàn phá, do thái độ thờ ơ của thế hệ sau mà số tư liệu Hán Nôm, tư liệu lịch sử, văn hoá, còn lại đang bị mục nát, mất mát đi ngày càng nhiều. Vì vậy việc sưu tầm, phiên dịch các tư liệu Hán Nôm trên địa bàn từng địa phương là công việc hết sức cần thiết để từ đó có những nghiên cứu sau đó và đề xuất công việc liên quan đến việc bảo tồn văn hoá tại địa phương.
Mấy năm gần đây, nhiều tỉnh đã chú ý đến công tác quản lý bảo tồn các tư liệu Hán Nôm, đặc biệt là mảng tư liệu Hán Nôm tại các đình chùa lăng miếu cùng với việc bảo tồn và xét cấp các di tích kiến trúc lịch sử tại địa bàn. Nhưng bên cạnh đó, nhiều nơi không chú ý đến công tác bảo tồn và trùng tu đã kéo theo những hệ quả không mấy tốt đẹp. Đó là việc xây dựng trùng tu nhưng không theo kiểu cũ một cách vô tình hoặc cố tình, làm mới hoặc thay đổi các vốn tư liệu Hán Nôm sẵn có, khiến chúng trở thành những con chữ nguệch ngoạc, mất tính thẩm mỹ, sai lệch nội dung.
Trước tình hình này, đề tài “Sưu tầm, nghiên cứu di sản văn hóa Hán Nôm tỉnh Đồng Tháp” được tỉnh Đồng Tháp phê duyệt thực hiện chứng tỏ sự quan tâm đúng hướng của lãnh đạo Tỉnh đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản Hán Nôm nói riêng và văn hoá truyền thống nói chung tại địa phương. Vì 4 thế, thực hiện đề tài không ngoài các mục tiêu nhìn lại công tác sưu tầm tư liệu Hán Nôm tại các cơ sở di tích, thống kê, phiên dịch và bước đầu tiến hành nghiên cứu một vài khía cạnh mà số tư liệu Hán Nôm này đã phản ánh, qua đó cho thấy một vài nét văn hoá, hay những nhát cắt lịch sử của địa phương từ số tư liệu Hán Nôm điền dã này. Đồng thời tiến tới việc biên soạn một tuyển tập tư liệu Hán Nôm tại đình chùa lăng miếu ở Đồng Tháp để phục vụ độc giả công chúng gần xa.
Hán Nôm, di sản, nghiên cứu lịch sử,văn hóa, ngôn ngữ
Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm, số 130, đường Phù Đổng, phường Mỹ Phú, thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp
DTP-2020-005