Qua thời gian thực hiện đề tài “ Sưu tập và bảo tồn cây dược liệu quí vùng Bảy Núi tỉnh An Giang”. Xin được trình bày tóm tắt nội dung như sau: II. CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu cụ thể a. Sưu tập với tổng số 80 loài tương đương với 800 cây dược liệu quí vùng Bảy Núi 2. Mục tiêu lâu dài a. Triển khai bảo tồn được cây dược liệu quí vùng Bảy Núi, góp phần giữ gìn nguồn gene quí, bổ sung sự đa dạng sinh học, ngăn chặn tuyệt chủng loài dược liệu quí b. Xây dựng vườn cây dược liệu quí trở thành đia điểm cung cấp giống (hạt, hom giống) chất lượng cao. Nơi nghiên cứu, thực tập, tham quan, du lịch sinh thái. III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Khảo sát thu thập thông tin thổ nhưỡng, khí hậu vùng Bảy Núi và khu vực vườn 2. Khảo sát tổng hợp thành phần loài, định danh, đặc điểm sinh học, thu thập mẫu 3. Tổng hợp thông tin thu hái dược liệu tự nhiên vùng Bảy Núi và nhu cầu hiện nay. 4. Thiết kế bố trí cây dược liệu quí trồng trong vườn sưu tập bảo tồn. 5. Sưu tập triển khai các công đoạn tạo giống, trồng, chăm sóc, bảo vệ dược liệu. 6. Xây dựng qui trình ươm giống, trồng, chăm sóc cây dược liệu quí 7. Tập huấn chuyển giao qui trình kỷ thuật trồng, thu hoạch các loài dược liệu quí IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Được áp dụng các phương pháp sau đây: Phương pháp điều tra, phưong pháp Phỏng vấn, phương pháp đối chiếu, phương pháp kế thừa, phương pháp thu mẫu. V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN Các nội dung thực hiện như sau: 1. Đánh giá đặc điểm tự nhiên và xã hội khu vực xây dựng vườn sưu tập 2. Xác định loài, định danh, lấy mẫu vật, tiêu bản: Qui tụ 893 cá thể 103 loài 3. Tổng hợp thông tin nhu cầu, thu hái dược liêu tự nhiên vùng Bảy Núi 4. Công tác qui hoạch thiết kế: Tổng diện tích vườn là: 42.000m2 (4,2ha) 5. Công tác triển khai các nội dung thực hiện trồng cây dược liệu Tiến hành thực hiện trồng 893 cá thể cây dược liệu quí diện tích chiếm 76,01% 6. Xây dựng qui trình kỷ thuật trồng chăm sóc thu hoạch dược liệu 7. Tập huấn chuyển giao kỷ thuật VI. KẾT LUẬN KHOA HỌC 1. Về nghiên cứu khoa học - Đây là vườn sưu tập và bảo tồn cây dược liệu quí vùng Bảy Núi đầu tiên được triển khai. Cụ thể điều tra, phát hiện, giám định và qui tụ về vườn tổng số 893 cá thể của 103 loài, có 06 loài trong danh luc đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2006 2. Về lĩnh vực xã hội và đa dạng sinh học - Vườn sưu tập bảo tồn cây dược liệu quí, đây là một địa chỉ giáo dục thực tế. - Góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia, bảo tồn các loài dược liệu quí. - Có địa điểm để phục vụ các nhà khoa học nghiên cứu, sinh viên học tập. 3. Về lĩnh vực phát triển kinh tế, tăng thu nhập nâng cao đời sống - Đây là một kho giống quí báu (Hạt, Hom, Mô) để trồng phát triển sau này. - Khai thác phục vụ tham quan, học tập, nghĩ dưỡng tắm nước thuốc. VII. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN 1. Những nội dung cần thiết thực hiện tiếp theo ở vườn sưu tập bảo tồn a. Cần xây dựng tường rào và cổng vào vườn kiên cố, ổn định lâu dài để bảo vệ b. Cần tiến hành dự án thực hiện tiếp theo xây dựng cơ sở hạ tầng như đã thiết kế c. Cần có đề tài nghiên cứu quá trình ra hoa kết quả để tạo giống những loài quí. d. Cần có bộ phận quản lý bảo vệ ở vườn. Có kế hoạch đào tạo người hướng dẫn 2. Xây dựng trung tâm giống cây dược liệu Sớm xây dựng một trung tâm giống cây dược liệu để chuyên nghiên cứu và sản xuất các loài giống dược liệu quí phục vụ cho nhu cầu trồng của người dân 3. Dự án điều tra đánh giá tài nguyên dược liệu vùng Bảy Núi 4. Dự án xây dựng mở rộng khu bảo tồn thiên nhiên - Tên dự án: Khu bảo tồn thiên nhiên núi Cô Tô An Giang. Địa điểm: Núi Cô Tô - Qui mô: 1.944ha, độ cao là 614m. Giá trị Bảo tồn trên 300 loài thực vật hiện có. Trong đó dược liệu quí và đặc hữu, có nhiều loài trong Sách đỏ của Việt Nam, 5. Dự án phát triển cây Bá bệnh (bách bệnh) Tên khoa học: Eurycoma longifolia Jack subsp. Longifolia, Họ: Simarubaceae a. Đặc tính sinh thái b. Mục tiêu: Phục vụ nguồn nguyên liệu cho sản xuất thuốc chữa bệnh. c. Qui mô: Trồng 100ha vùng đất ven chân núi, địa điểm:Tri Tôn và Tịnh Biên